Ý nghĩa bát hương trong văn hóa mỗi gia đình
Bàn thờ là vật phẩm không thể thiếu trong hầu hết các gia đình Việt Nam mà trong đó, bát hương có ý nghĩa kết nối tâm linh giữa con cháu dương thế với người cõi âm, thần linh tổ tiên của dòng họ.
Người Việt thường có thói quen hương hỏa vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, những dịp cuối năm lễ Tết. Đây không chỉ là một thói quen bình thường mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn tựa như một dòng chảy bất diệt đã ăn sâu vào trong máu của mỗi người dân Việt Nam.
Đừng trước ban thờ, đứng trước thần linh gia tiên, mỗi người sẽ được quay trở lại với con người thật nhất của mình, hướng thiện hơn, trong sạch hơn.
Kiêng kị ngay những điều sau khi bốc bát hương mới
Bát hương là nơi ngự trị của bậc gia tiên tiền tổ cùng thần linh. Bát hương kiêng kị việc di chuyển, vậy nên mỗi sự thay đổi hay xê dịch trên bàn thờ gia chủ đều cần cẩn trọng và tuân theo các nguyên tắc.
Khi bốc bát hương, gia chủ cần lưu ý để tránh những điều sau:
Bát hương mới cần đầy đủ dị hiệu nếu không các vị thần linh gia tiên sẽ không về ngự được trong nhà.
Tối kỵ với việc viết sai dị hiệu ví dụ như bát hương thờ Thổ Công lại ghi bát hương thờ người nào đó trong dòng họ.
Sau khi bát hương mới đã được bốc xong, gia chủ cần cố định, tránh việc bát hương bị xê dịch. Bát hương cần được đặt cố định chắc chắn và ngay ngắn ở chính giữa. Vị trí để bát hương phải sạch sẽ, không được dính uế tạp, nên lau dọn bàn thờ thường xuyên để giữ cho không gian bàn thờ tôn kính, sạch sẽ.
Những điều nên làm khi bốc bát hương mới
Bên cạnh việc chú ý những điều kiêng kị, bát hương mới cũng có những nguyên tắc mà gia chủ nên thực hiện để bát hương có lộc, được thần linh tiên tổ phù hộ độ trì.
- Lựa chọn ngày, giờ hoàng đạo để bốc bát hương mới
Bàn thờ là khu vực tâm linh, nên ông bà ta đã luôn quan niệm “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Bốc bát hương là việc quan trọng nên tốt nhất bạn nên lựa chọn ngày đẹp để tiến hành cho công việc được thuận lợi.
- Chọn người bốc bát nhang phù hợp
Thực ra, ai cũng có thể tiến hành thủ tục này, nhưng đặc biệt là phải có sự thành tâm. Đồng thời khi tiến hành bốc bát nhang, người này cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định như cần tắm gội sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, thực hiện nghi lễ cần mặc quần áo dài lịch sự.
- Chất liệu của bát hương mới
Khi thay bát hương mới, gia chủ nên lựa chọn các sản phẩm có chất liệu như đồng, gốm sứ… Đây là những chất liệu được sử dụng phổ biến, có độ bền tốt và quan trọng hơn cả là hợp phong thủy.
Các bát hương gốm sứ hiện nay cũng có tính thẩm mỹ cao với nhiều hoa văn truyền thống độc đáo, tinh xảo.
Gia chủ tuyệt đối tránh bát hương có chất liệu bằng đá vì chất liệu này chỉ phù hợp với không gian miếu điện chùa chiền.
- Trước khi bốc bát hương mới cần bao sái bát hương sạch sẽ
Trước khi thỉnh bát hương mới về nhà, bạn dùng nước gừng hoặc rượu với nước ngũ vị để làm sạch bát hương. Lưu ý, khi lau cần dùng khăn sạch .
- Xử lý bát hương cũ cẩn thận
Khi bàn thờ thay bát hương mới, gia chủ cần xử lý bát hương cũ một cách gọn gàng như chôn xuống dưới đất trong vườn. Không được thả trôi sông hoặc những nơi ô uế vì như vậy là bất kính với tổ tiên.
*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Theo Hoàng Lê/Thương hiệu và Pháp luật