Trong quân đội hiện đại, binh sĩ thường ăn ăn đồ hộp và lương khô. Đồ hộp phong phú về mẫu mã, có đủ loại thịt hộp và hoa quả, có thể cung cấp dinh dưỡng cho bộ đội. Vậy thời cổ đại vấn đề ăn uống trên chiến trận được xử lý ra sao?
Trước những cuộc chiến tranh ngoài chuẩn bị quân trang, điều động binh lính, việc quan trọng không kém chính là chuẩn bị lương thực. Ngoài việc sử dụng kho dự trữ quốc gia, lương thực cũng sẽ được thu gom từ hậu phương để phục vụ tiền tuyến trong trường hợp chiến tranh kéo dài.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, các loại ngũ cốc bắt đầu được trồng. Vì khi ăn sẽ no lâu hơn các loại lương thực khác nên kê trở thành lương thực chính phục vụ cho quân đội.
Hạt kê được nấu thành cháo hoặc nấu cũng một số loại rau dại. Những người lính đã sử dụng loại hạt này để thỏa mãn cơn đói của họ. Ngoài cháo kê, binh lính thời xưa còn được cấp muối, dưa chua và nước sốt theo khẩu phần.
Sau thời nhà Đường, đặc biệt là thời nhà Tống, các khu vực tụ tập của người Hán phát triển về phía Nam - nơi sản lượng lúa mì và gạo lớn. Nên khẩu phần ăn của quân đội dần dần được thay thế bằng lúa mì.
Trong các trận chiến ở triều đại nhà Tống, binh lính đã hành quân với nhiều loại tương, muối và các loại bánh khác nhau. Vào thời nhà Minh, bánh nướng làm từ bột mì phổ biến trong khẩu phần ăn của quân đội.
Bánh nướng – loại bánh quen thuộc với quân lính nhà Minh. Nguồn: Zhidao.baidu.
Quân Minh thường nướng bánh bằng lửa than, chọc một lỗ nhỏ ở giữa rồi dùng dây xâu lại để quân lính tiện mang theo trong quá trình hành quân.
Do hạn sử dụng của rau và thịt ngắn nên các binh sĩ cổ đại hầu như không được ăn khi hành quân. Loại thực phẩm này là thứ xa xỉ của những người lính bình thường và hầu như chỉ phục vụ cho các binh lính cấp cao.
Đối với binh lính ở đồng bằng, thịt là thứ xa xỉ nhưng đối với dân du mục đây lại là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần ăn của họ.
Dân du mục có lương thực tương đối ít. Song họ có rất nhiều gia súc, binh lính hầu như ăn thịt bò và các sản phẩm từ sữa. Khi không ăn hết, họ đem phơi khô phần thịt bò và thịt cừu còn lại để cất giữ.
Những cuộc chiến tranh kéo dài, nhiều khả năng hậu phương sẽ không thể tiếp tế được lương thực và binh lính sẽ chết đói. Nguồn cung cho quân lính không đủ, chỉ có thể lên kế hoạch cướp bóc của kẻ thù, hoặc thậm chí cướp bóc thường dân. Điều này cũng phản ánh sự tàn khốc và đẫm máu của các cuộc chiến tranh.
Theo Kim Dung/Gia đình & Xã hội