Văn khấn gia tiên và lễ cúng đầy đủ nhất cho ngày Rằm hàng tháng

Google News

Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều cúng vào ngày rằm và mồng một hàng tháng. Đây là phong tục không nhà nào là không cúng. Cùng tìm hiểu về văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng trong bài viết dưới đây:

1. Ý nghĩa văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Theo phong tục của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Ngày Rằm gọi là ngày vọng . Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng: Ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau; soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.
Van khan gia tien va le cung day du nhat cho ngay Ram hang thang
Ảnh minh họa. 
Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân” , nên luôn được an lành.
Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.
2. Lễ vật và văn khấn cho mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Lễ vật cúng ngày mống 1 và ngày rằm hàng tháng đơn giản:
Hương
Trầu cau
Hoa Quả ( không dùng quả xanh)
Tiền vàng
Nước ( không dùng nước lã) và Rượu
Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Có nhiều gia đình còn thắp hương, làm lễ từ chiều ngày 30 hàng tháng và ngày mồng một mới là ngày lễ chính.
3. Văn khấn tổ tiên ngày mùng một và rằm:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............
Tín chủ con là .................................................. ....
Ngụ tại .................................................. ....... cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Theo Hải Vân/Khỏe & Đẹp