Vì sao chúng ta gặp những giấc mơ kỳ quặc?
Có lẽ mỗi người chúng ta đều từng gặp những giấc mơ mà trong đó xảy ra những chuyện kỳ lạ và có vẻ hoàn toàn vô nghĩa khi ta thức dậy. Nếu bạn tò mò vì sao điều này xảy ra thì dưới đây là một vài lý do.
Mỗi người có những giấc mơ riêng biệt, vì mỗi người trải qua những cảm xúc và sự việc khác nhau. Khi bạn chìm vào giấc ngủ, bộ não của bạn vẫn tiếp tục hoạt động để phân loại ký ức vào trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
Nó sẽ so sánh các sự kiện xảy ra gần đây với những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Do đó bạn có thể mơ thấy mình ngàynhỏ chơi với thú cưng cũ nhưng lại ở căn nhà hiện tại của bạn.
Những điều này xảy ra ở giai đoạn giấc REM (rapid eye movement sleep) kéo dài từ 10 đến 20 phút và lặp lại vài lần trong đêm. Giấc ngủ REM còn có tên khác là giấc ngủ nghịch lý (paradoxical sleep) vì sự tương tự về sinh lý trong mơ với khi thức.
Trong giai đoạn này mọi bộ phận của bộ não hoạt động ngoại trừ bộ phận phụ trách về logic. Ngoài ra các chất dẫn truyền thần kinh nhưserotonin và norepinephrine chịu trách nhiệm tư duy logic và tập trung cũng bị giảm trong giai đoạn này.
Do đó không có gì ngạc nhiên nếu giấc mơ của chúng ta thiếu đi sự tỉnh táo và logic bình thường. Chúng ta chỉ nhận ra những điều mình vừa thấy là mơ khi chúng ta thức dậy.
Vì sao chúng ta gặp ác mộng?
Vì sao chúng ta mơ thấy tận thế, ma quỷ, zombie, mơ thấy bị đuổi hay những giấc mơ đáng sợ khác?
Các nhà khoa học người Thụy Sĩ và Mỹ đã tổ chức một thí nghiệm để tìm kiếm câu trả lời cho điều này.
Theo quan điểm của họ, ác mộng là một cách huấn luyện của hệ thần kinh, giúp con người đối mặt với những cảm xúc tiêu cực trong đời thật.
Trong bài viết khoa học, các nhà nghiên cứu cho biết cảm xúc chúng ta cảm thấy trong mơ sẽ giúp chúng ta giải quyết những áp lực về cảm xúc trong đời thật và giúp chúng ta sẵn sàng đối mặt những căng thẳng, áp lực có thể xảy đến trong tương lai.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự hoạt động của các bộ phận của bộ não trong giấc ngủ thông qua điện não đồ.
18 tình nguyện viên được đánh thức vài lần trong đêm và được hỏi họ đã mơ thấy gì và liệu giấc mơ đó có phải ác mộng hay không.
Nhờ phản hồi từ các tình nguyện viên và phân tích hoạt động của não bộ, các nhà khoa học xác định udwojc hai bộ phận trong não phụ trách ác mộng là thùy đảo (insula) và vỏ não trung gian (midcingulate cortex).
Điều thú vị là hai bộ phận này hoạt động trong cùng tình huống, khi con người cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi ngoài đời thật.
Thùy đảo phụ trách đánh giá cảm xúc và tự động khởi động khi con người thấy lo lắng.
Vỏ não trung gian chuẩn bị cho con người kịp thời phản ứng khi có sự đe dọa và kiểm soát hành vi khi con người gặp nguy hiểm.
Các nhà khoa học cũng phát hiện những người mơ ác mộng dài hơn và thường xuyên hơn sẽ phản ứng bình tình hơn trước những điều tiêu cực trong đời thật.
Do đó, cách tiềm thức giao tiếp với chúng ta và giúp giải quyết vấn đề chính là yếu tố khiến chúng ta cảm thấy lo âu.
Ví dụ, mơ thấy bị đuổi trong mơ có liên quan đến những vấn đề chưa được giải quyết trong đời thật.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về giấc mơ vẫn chưa đầy đủ và nhiều điều thú vị vẫn đang chờ đợi được con người phát hiện.
Theo Gia đình mới