Vì sao khi đến Đông Ngô rước dâu, Lưu Bị chỉ mang Triệu Vân đi cùng?

Google News

Sự sắp xếp này ẩn chứa ý đồ rất sâu sa của Lưu Bị.

Trong trận Xích Bích, liên minh Tôn - Lưu đã gây ra thiệt hại nặng nề cho đại quân của Tào Tháo, từ đó cục diện ba phe tranh đấu ở Trung Nguyên từng bước hình thành.

Trong trận Xích Bích, lính của Tôn Quyền là quân chủ lực, nhưng lại bị Lưu Bị chiếm mất vùng Kinh Tương, Đại đô đốc Chu Du của Đông Ngô đã đề xuất cho Tôn Quyền một kế sách: Lừa cưới. Cũng tức là lừa Lưu Bị tới Đông Ngô rước dâu, khi Lưu Bị đến, nhân lúc ông chưa có chuẩn bị sẽ bắt giữ luôn, sau đó trao đổi Kinh Châu với Thục Hán.

Ai ngờ khéo quá hoá vụng, Tôn Quyền mất đi em gái, còn hao binh tổn tướng vô ích. Trong quá trình diễn ra việc này, cận vệ Triệu Vân này đã có vài trò vô cùng quan trọng.

Câu hỏi đặt ra là, Lưu Bị còn có Quan – Trương là anh em thân thiết, lại vô cùng xuất chúng, tại sao ông không dẫn theo mà lại để Triệu Vân cùng mình tới Giang Đông?

Có rất nhiều người đưa ra quan điểm là Triệu Vân trung thành bảo vệ chủ, bình tĩnh cẩn trọng, đây tất nhiên là một nguyên nhân trong số ấy. Nhưng phân tích kỹ, vẫn còn một nguyên nhân quan trọng khác nữa, đó là tạo ra sự kìm hãm và cân bằng.

Đứng ở góc độ của Lưu Bị để suy xét vấn đề

Nếu như Lưu Bị đến Đông Ngô rước dâu, người cần phải kìm hãm là ai? Người này chính là Gia Cát Lượng.

Lúc này Lưu Bị vừa mới giành được vùng Kinh Châu, nền móng chưa vững, Hoàng Trung và Nguỵ Diên cũng mới quy phục. Lưu Bị cần gấp một người mình hoàn toàn tinh tưởng để ở lại bảo vệ Kinh Châu, giữ vững toàn cục. Với tình hình khi ấy, người Lưu Bị hoàn toàn tin tưởng, cũng chỉ có hai người anh em kết nghĩa của ông là Quan Vũ và Trương Phi.

Vi sao khi den Dong Ngo ruoc dau, Luu Bi chi mang Trieu Van di cung?

Về phần Gia Cát Lượng và Triệu Vân, tuy rằng cũng được Lưu Bị coi trọng, nhưng để nói hoàn toàn tin tưởng thì vẫn không có khả năng cho lắm.

Hơn nữa Gia Cát Lượng sống ở Kinh Châu đã lâu, có quan hệ rắc rối phức tạp với các thế lực bản địa có vị trí vô cùng vững chắc. Lại thêm danh tên hiệu Ngoạ Long (rồng nằm), xưa nay rồng chính là biểu tượng của bậc đế vương, chứng tỏ trong lòng Lưu Bị, Gia Cát Lượng không hề chỉ cam lòng làm hiền thần, ông không thể không đề phòng.

Hơn nữa Triệu Vân, Hoàng Trung và Nguỵ Diên kính trọng Gia Cát Lượng còn hơn cả Lưu Bị. Lúc này Gia Cát Lượng lại có công kết hợp với Đông Ngô đánh bại quân Tào, có danh tiếng cực lớn trong quân đội Thục Hán. Lưu Bị đi rước dâu, vậy thì quyền hành chính trị và quân sự của Thục Hán chắc chắn sẽ phải tạm giao cho Ngoạ Long tiên sinh nắm giữ. Nếu như lúc này Lưu Bị dẫn Quan Vũ đi, chỉ để lại một kẻ mãng phu như Trương Phi, e rằng sẽ xảy ra rắc rối.

Sau này chúng ta cũng mới biết Gia Cát Lượng cúc cung tận tuỵ đến chết mới thôi, còn khi ấy Lưu Bị là vua, xét về lý thì đề phòng thuộc hạ cũng là chuyện có thể lượng thứ, dù sao chuyện quyền thần làm rối loạn triều đình cũng phải là chuyện chưa từng thấy.

Quan Vũ trấn giữ Kinh Châu, nhanh chóng xây dựng đội quân trung thành với mình, vẫn là nhiệm vụ cấp bách. Quan hệ giữa Quan Vũ và Gia Cát Lượng không hề tốt đẹp, dẫn Quan Vũ đi sẽ không có lợi cho việc "kiểm soát" Gia Cát Lượng.

Vi sao khi den Dong Ngo ruoc dau, Luu Bi chi mang Trieu Van di cung?-Hinh-2

Ngược lại, nếu như Gia Cát Lượng quả thật có ý định cướp ngôi đoạt vị, vậy thì cho dù Ngoạ Long tiên sinh có nhiều mưu kế thế nào chăng nữa, cũng không thoát được những gì Lưu Bị dày công sắp xếp.

Lưu Bị dẫn theo Triệu Vân, ngoài miệng nói là vì Triệu Vân trung thành và cẩn trọng, khen ngợi Triệu Vân nhưng trên thực tế, nếu ngẫm kỹ lại, lẽ nào Quan Vũ không trung thành cẩn trọng bằng Triệu Vân sao? Tuy đây chỉ là một việc nhỏ nhưng rõ ràng đã thể hiện mưu lược, tính toán của một chính trị gia xuất sắc.

Nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ của Gia Cát Lượng

Với Gia Cát Lượng, trong ba người là Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân, chỉ có Triệu Vân thích hợp nhất, nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, tính tình Trương Phi lỗ mãng xốc nổi, không hợp với công việc như rước dâu, Gia Cát Lượng không thể nào đề nghị Lưu Bị để Trương Phi đi cùng ông.

Thứ hai, Gia Cát Lượng hiểu rõ lòng đế vương, công lao của ông bây giờ lớn đến mức chúa công nghi ngại, Lưu Bị cũng đã có lòng đề phòng ông. Người được Lưu Bị tin tưởng nhất, cả Thục Hán cũng chỉ có hai người Quan Vũ và Trương Phi. Nếu như ông đề nghị để Quan Vũ dẫn đoàn rước dâu, sợ là Lưu Bị sẽ có lòng ngờ vực. Nếu như để lại Triệu Vân và dẫn Quan Vũ đi, Lưu Bị sẽ cảm thấy còn vướng mắc.

Bởi vì ông mới có được Kinh Châu, nền móng chưa vững, nếu như không để lại người cẩn trọng lại giỏi đánh trận, hơn nữa còn là tướng quân được Lưu Bị hoàn toàn tin tưởng như Quan Vũ ở lại trấn thủ, e rằng sẽ nảy sinh rối loạn.

Thứ ba, Gia Cát Lượng có ý muốn để Triệu Vân biểu hiện thật tốt trước mặt Lưu Bị, nhằm lấy được sự tin tưởng của Lưu Bị, để mình có được một trợ thủ linh hoạt trong phe cánh Thục Hán.

Mọi người đều biết, từ đầu đến cuối, Lưu Bị vẫn chưa hề hoàn toàn trọng dụng và tin tưởng Triệu Vân. Ví dụ, mỗi một lần xuất chinh, Quan Vũ và Trương Phi đều đi đầu, còn Triệu Vân đều chỉ huy cánh quân đến sau, về cơ bản không có cơ hội để phô bày thực lực của bản thân. Còn lần này, Triệu Vân một thân một mình bảo vệ Lưu Bị, một khi thành công, sẽ để lại một ấn tượng tốt không thể phai mờ trong lòng Lưu Bị.

Vi sao khi den Dong Ngo ruoc dau, Luu Bi chi mang Trieu Van di cung?-Hinh-3

Nhìn từ góc độ của Triệu Vân

Triệu Vân hiểu rõ địa vị của mình trong lòng Lưu Bị, không thể nào quan trọng được như Quan Vũ và Trương Phi, lại thêm việc trước kia ông từng nương nhờ Công Tôn Toản và Viên Thiệu. Triệu Vân cũng muốn gây dựng uy tín của mình trong lòng Lưu Bị. Vậy là bất kể nhiệm vụ nào, Triệu Vân đều dốc hết toàn lực, liều mình bảo vệ Lưu Bị, để cho Lưu Bị biết rằng mình trung thành tuyệt đối với chủ.

Trên thực tế, Triệu Vân được cử đi cũng không phụ sự kỳ vọng của Gia Cát Lượng và Lưu Bị. Sau khi Triệu Vân đến được Đông Ngô, nhờ khả năng quan sát sắc bén đặc biệt của mình, ông đã kịp thời giúp Lưu Bị biến nguy thành an.

Trong "Tam quốc diễn nghĩa" có phần mô tả liên quan như sau:

Triệu Vân nói với Huyền Đức rằng: "Thần vừa mới đi xem xét ngoài hành lang, thấy trong phòng có quân đao phủ mai phục, ắt có chuyện chẳng lành. Chúa công nên báo với Quốc thái."

Huyền Đức bèn quỳ trước Quốc thái, khóc lóc nói rằng: "Nếu Quốc thái muốn giết Lưu Bị, thì Bị xin chịu chết. "

Quốc thái nói: "Sao lại nói thế?"

Huyền Đức thưa: "Quân đao phủ mai phục ở hành lang, chẳng phải đến giết Bị là gì?"

Có thể thấy năng lực sở trường của Triệu Vân vô cùng mạnh. Nếu như đổi thành Quan Vũ, ông chắc chắn sẽ ỷ mình có võ nghệ cao cường mà coi thường tướng lĩnh của Tôn Quyền, chắc chắn cũng sẽ lơ là không phát hiện được đám quân mai phục.

Còn nếu đổi thành Trương Phi, cho dù có phát hiện ra quân mai phục, cũng sẽ giết trước tính sau, khiến cho Lưu Bị hoàn toàn rơi vào cảnh bị động.

Lúc này Triệu Vân phát hiện ra đám quân mai phục, ông đã báo thẳng với Lưu Bị, giao cho Lưu Bị xử lý, coi như là một cách xử trí khá thoả đáng.

Nhìn chung, việc chọn Triệu Vân thay vì Quan Vũ và Trương Phi, vừa là mong muốn của Lưu Bị, cũng là ý định của Gia Cát Lượng, còn là nguyện vọng của Triệu Vân. Mọi người đều nhất trí với nhau, vậy thì còn gì để đắn đo?

Theo Pháp luật và Bạn đọc