Trong các nền văn hóa lớn của thế giới, văn hóa Hồi giáo được biết đến với quy định cấm các tín đồ ăn thịt lợn. Điều này xuất phát từ các đoạn kinh Koran coi lợn là loài vật ô uế.
Sau đây là một số trích đoạn kinh Koran về vấn đề này: “Chúa chỉ cấm các nguơi ăn xác chết, máu, thịt lợn, và những thứ đã đuợc cúng tế cho kẻ khác ngoài Allah” (Al Baqara 2:173).
“Hãy nói: Trong những điều đã đuợc khải thị (truyền dạy), ta không thấy luật cấm ăn mọi thứ, ngoại trừ xác chết, máu tuơi hoặc thịt lợn, bởi vì đó là vật ô uế; hay thực phẩm không đúng qui trình, hay đã bị cúng tế cho ai khác ngoài Allah” (Al-‘An`ām 6:145).
“Dịch: Và thịt lợn, vì nó có móng nhưng không không thuộc loài nhai lại, nó là vật ô uế. Vì thế không đuợc ăn thịt chúng, hay chạm vào xác chết của chúng” (Deuteronomy 14:8).
Vào thời hiện đại, các học giả Hồi giáo tiếp tục củng cố quy định cấm ăn thịt lợn bằng các chứng cứ khoa học, như việc thịt lợn là nguyên nhân gây ra hơn 70 loại bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các loại giun trong đuờng ruột.
Theo họ, lợn “ô uế” hơn các gia súc khác là vì hệ tiêu hoá của lợn hoạt động với tốc độ nhanh so với những loại gia súc khác (chỉ mất 4 tiếng để tiêu hoá trong khi bò mất tới 24 tiếng), vì thế quá trình bài tiết độc tố cũng ngắn và kém hiệu quả hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, lợn cũng không có tuyến mồ hôi, khiến các mầm bệnh lưu trữ và phát triển trong các mô mỡ, máu và thịt của chúng.
Lí do cuối cùng thuộc về bản năng tình dục của loài lợn. Trong các gia súc, đây là loài động vật duy nhất có xu huớng trao đổi bạn tình như một thuộc tính cố hữu. Xét về mặt đạo đức thì hành động này không thể chấp nhận trong đạo Hồi.
Các học giả đạo Hồi tin rằng một phần tính cách của con người sẽ bị ảnh huởng xấu nếu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn.
Theo Tạp chí Văn hiến