Công Nguyên năm 219, trong trận chiến Tương Phàn, Đông Ngô Tôn Quyền phái Lã Mông, Lục Tốn tập kích hậu phương của Quan Vũ, lúc đó Quan Vũ đang thất bại trong trận giao chiến với Từ Hoảng, tiến thoái lưỡng nan, vào năm Công Nguyên 220 thì bại trận bị giết.
Sau cái chết của Quan Vũ, Lưu Bị trách tội hai người Lưu Phong và Mạnh Đạt. Mạnh Đạt sau đó phản Thục, cùng Từ Hoảng của Tào Ngụy cùng tập kích Lưu Phong, khuyên Lưu Phong đầu hàng. Lưu Phong không hàng, nhưng lại bị bộ hạ phản bội, bại trận chạy về Thành Đô.
Lưu Bị nghe theo ý kiến của Khổng Minh xử tử Lưu Phong. Lưu Phong sau đó tự vẫn, Lưu Bị trong thâm tâm cảm thấy rất đau lòng, đáng tiếc. Theo ý kiến của một số người, trước khi bị bắt và xử tử, Quan Vũ có chạy đến vùng đất Lâm Thư của Mã Siêu, nên cái chết của Quan Vũ Mã Siêu cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
|
Lưu Bị truy cứu trách nhiệm những người đã không ứng cứu Quan Vũ. |
Trong "Tam Quốc chí-Quan Vũ Truyện" của Trần Thọ có ghi lại: "Tôn Quyền cho quân đánh úp Quan Vũ, chém cha con Quan Vũ và Quan Bình tại Lâm Thư". Cũng trong "Tam Quốc Chí-Mã Siêu" của Trần Thọ có viết: "Tiên chủ (Lưu Bị) lấy Siêu (Mã Siêu) làm Bình Tây tướng quân, đốc xuất Lâm Thư, nhận tước Đô đình hầu".
Vì thế Lâm Thư chính là vùng phong địa của Mã Siêu, nên nhiều người cho rằng Quan Vũ chết trong vùng đất của Mã Siêu, và Mã Siêu cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Nhưng thực tế là lúc Quan Vũ bị xử tử ở Lâm Thư, Mã Siêu không có mặt ở vùng đất đó, thế nên đối với cái chết của Quan Vũ, Mã Siêu không cần phải chịu trách nhiệm.
|
Lúc Quan Vũ bị giết, Mã Siêu không có mặt ở Lâm Thư nên không thể chi viện. |
Cụ thể hơn là, Công Nguyên năm 220, sau khi trận chiến Hán Trung kết thúc, Mã Siêu đã cùng với Lưu Bị trở về Thành Đô, vì vậy lúc Quan Vũ bị giết, Mã Siêu không hề có mặt tại Lâm Thư, nên đương nhiên Lưu Bị không thể truy cứu trách nhiệm Mã Siêu.
Nhưng với Lưu Phong thì khác, ông không thể chối cãi được trách nhiệm đối với cái chết của Quan Vũ. Thượng Dung Tam Quận cách chiến trường Tương Phàn rất gần. Trong lúc Quan Vũ vây hãm Tương Phàn, có nhờ Lưu Phong và Mạnh Đạt chi viện. Nhưng vì quan hệ không tốt nên Lưu Phong và Mạnh Đạt không xuất binh tiếp ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Quan Vũ thất bại tại trận chiến Tương Phàn.
Cuối cùng, vào năm Kiến An thứ 25 ( 220 ), Lưu Phong và Mạnh bất hòa, Mạnh Đạt viết một bức thư gửi cho Lưu Bị, sau đó dẫn quân đầu hàng Tào Ngụy. Vì thế, việc Mạnh Đạt phản bội Thục Hán có thể nói do Lưu Phong là một phần nguyên nhân.
Ngoài ra, theo một số nhà sử học ghi lại, thì sự tồn tại của Lưu Phong rất có thể uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của Lưu Thiện về sau. Vì thế, dựa vào những tội danh không tiếp ứng Quan Vũ, khiến Mạnh Đạt phản Thục quy Tào, Gia Cát Lượng đã khuyên Lưu Bị xử tử Lưu Phong. Lưu Bị sau khi cân nhắc đã đồng ý với ý kiến của Gia Cát Lượng, xử Lưu Phong tội chết. Cuối cùng vào năm Công Nguyên 220, sau thời điểm Quan Vũ bị giết không lâu, Lưu Phong đã tự vẫn.
Theo Hoa Anh Thịnh /Đời Sống & Pháp Luật