Được biết, thái giám là những người đàn ông trải qua quá trình tịnh thân đau đớn. Mục đích của việc làm này là để họ được vào trong cung phục vụ cho hoàng đế và các phi tần. Việc phục vụ các vị chủ tử có thể sẽ rất bận rộn thế nhưng trên tay của nhiều thái giám luôn cầm theo một cây phất trần.
Thái giám trong cung thường dùng cây phất trần để lau dọn, đuổi côn trùng.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng tạo hình trong Kinh kịch và tuồng Quảng – hai loại hình văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc. Trong những vở kinh kịch, tuồng Quảng, thái giám là vai diễn có phục trang, lối vẽ mặt giống các vai khác, nên mới được cho cầm cây phất trần để giúp người xem dễ phân biệt nhân vật.
Trong dân gian, những cây phất trần thường được làm bằng gỗ, dài khoảng 50 cm, một đầu gắn sợi đay hoặc lông thú. Chúng thường được dùng để lau dọn, đuổi côn trùng. Cây phất trần mà các thái giám dùng được trang trí cầu kỳ hơn nhưng công dụng của chúng không khác là bao.
Ở thời phong kiến, thái giám là người hầu hạ, gánh vác các công việc lớn nhỏ trong cung, mà quét dọn bụi bặm hiển nhiên nằm trong số đó. Do vậy, họ cần một vật dụng vừa nhẹ, vừa không quá vướng víu để dọn dẹp. Cây phất trần chính là thứ phù hợp nhất.
Hơn nữa, cây phất trần còn dùng làm pháp ký xua đuổi vận đen, mang lại may mắn cho hoàng đế.
Mỗi lần địa điểm mà hoàng thượng sắp ghé qua, thái giám đều sử dụng cây phất trần để phủi bụi bẩn, vệ sinh đồ đạc. Nếu trên người hoàng thượng có vết bẩn hay bụi, thái giám cũng dùng chúng để làm sạch chứ không được tự ý dùng tay.
Tuy nhiên, không phải thái giám nào cũng được cầm phất trần. Thực tế, chỉ có thái giám cấp cao và trung ở kề cận với hoàng đế mới được sử dụng. Bởi chúng được xem như một loại pháp khí, có thể xua đuổi vận đen và mang lại may mắn cho hoàng đế. Ngoài ra, trong những trường hợp khẩn cấp, cây phất trần cũng có thể dùng như một vũ khí tạm thời.
Theo PV/Thương Hiệu và Pháp Luật