Vì sao Từ Hi Thái Hậu qua đời, 1 năm sau mới được chôn cất?

Google News

Xung quanh cái chết của Từ Hi Thái Hậu có rất nhiều câu chuyện chưa từng được biết tới, trong đó bao gồm cả sự việc thi hài của bà phải tới 1 năm sau khi mất mới được đem đi chôn cất.

Vì sao 1 năm sau khi mất Từ Hi Thái Hậu mới được chôn cất?

Vào ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái Hậu qua đời. Mặc dù sự trị vì của bà không được đánh giá cao trong lịch sử, nhưng với 48 năm cầm quyền, bà vẫn được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của lịch sử Trung Quốc.

Vi sao Tu Hi Thai Hau qua doi, 1 nam sau moi duoc chon cat?

Thế nhưng, sau khi mất bà không được chôn cất vào cùng năm đó mà tới tận tháng 11 năm 1909 triều đình nhà Thanh mới cử hành tang lễ cho Từ Hi Thái Hậu. Theo các chuyên gia khảo cổ, có 3 lý do để giải thích cho hành động kỳ lạ này của triều đình nhà Thanh.

Thứ nhất, dù lăng mộ của bà được hoàn thiện, nhưng sau đó Từ Hi Thái Hậu cho rằng nó không đủ sang trọng nên vào năm 1895, bà đã yêu cầu phá bỏ và xây dựng lại. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh quy mô lăng mộ của bà xa hoa hơn rất nhiều với lăng mộ của hoàng đế Quang Tự. Vì thế, cho tới khi bà mất, lăng mộ vẫn chưa xây xong nên việc chôn cất đã bị tạm hoãn lại.

Vi sao Tu Hi Thai Hau qua doi, 1 nam sau moi duoc chon cat?-Hinh-2

Thứ hai là Từ Hi Thái Hậu qua đời chỉ một ngày sau khi hoàng đế Quang Tự băng hà. Dù không có thực quyền nhưng ông vẫn hoàng đế nên theo quy định của nhà Thanh, tang lễ của hoàng đế phải được tổ chức trước thái hậu. Do lễ tang của Từ Hi Thái Hậu bị hoãn lại nên triều đình phải chờ tới ngày 9 tháng 11 năm 1909 mới là ngày tốt để hoàn thành công việc này.

Thứ ba là sau khi qua đời, đồ cần chuẩn bị cho tang lễ của Từ Hi Thái Hậu được yêu cầu tinh xảo và cầu kỳ hơn thường ngày. Do đó, triều đình nhà Thanh đã tốn rất nhiều tiền của và thời gian để chuẩn bị từ quan tài tới đồ tùy táng cho tang lễ của bà.

Hiện tượng bí ẩn khi mở quan tài của Từ Hi Thái Hậu

Theo lời kể của thái giám thân cận nhất của thái hậu – Lý Liên Anh trong bộ "Ái Nguyệt Hiên bút ký", những đồ tùy táng được đưa vào lăng mộ của Từ Hi Thái Hậu có giá trị tới hàng trăm triệu lạng bạc, tương đương với 2 năm tiền thu thuế của triều đình. Vàng lá dùng đắp trong ba đại điện của Từ lăng là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều được sơn son thếp vàng.
Vi sao Tu Hi Thai Hau qua doi, 1 nam sau moi duoc chon cat?-Hinh-3

Đá dùng trong lăng đều là Hán bạch ngọc thượng phẩm, quan tài được làm từ gỗ nam mộc vàng quý giá. Thái hậu mặc một chiếc áo choàng thêu bằng ngọc trai và lụa vàng trị giá 2,65 triệu lạng bạc. Ngoài ra còn có vô số ngọc trai, đá quý đủ màu sắc, có viên to bằng quả trứng gà trị giá hơn 10 triệu lạng bạc, vương miện phượng hoàng đính ngọc trai và đá quý có giá lớn tới nỗi không thể định giá.

Tuy nhiên, Từ Hi Thái Hậu không ngờ rằng những món bảo vật đó sẽ khiến bà không thể yên nghỉ sau khi chết. 20 năm sau đó, lãnh chúa quân phiệt thời Trung Hoa Dân Quốc – Tôn Điện Anh đã tiến hành vụ đào trộm mộ tai tiếng tại lăng của Từ Hi Thái Hậu. Khi mở nắp quan tài, nhóm người của Tôn Điện Anh đã vô cùng kinh ngạc khi thấy Từ Hi Thái Hậu như đang còn sống, có vẻ như bà đang say ngủ chứ không phải là đã chết.

Vi sao Tu Hi Thai Hau qua doi, 1 nam sau moi duoc chon cat?-Hinh-4

Nhưng điều đáng sợ là ngay khi họ lấy viên dạ minh châu trong miệng của Từ Hy Thái Hậu ra thì da thịt của bà lập tức trở nên khô quắt như xác chết lâu năm. Sau đó họ đã bới tung lăng mộ của bà và "cuỗm" gần hết châu báu ở bên trong. Thậm chí họ còn lột sạch quần áo và mũ đội quý giá, vứt thi thể của bà sang một bên. Kể từ đó, khu lăng mộ của Từ Hi Thái Hậu đã bị bỏ bê và còn là đích nhắm của nhiều kẻ trộm mộ khác.

Mãi cho tới năm 1983, chính phủ Trung Quốc đã quyết định thành lập một nhóm khảo cổ với nhiệm vụ tu bổ lại khu lăng mộ của Từ Hi Thái Hậu. Trưởng nhóm khảo cổ, nhà sử học Ninh Ngọc Phúc cho biết khi khai quật trên thi thể của Từ Hi Thái Hậu xuất hiện nhiều vết nứt nhưng da của bà vẫn dính chặt vào xương. Sau đó các chuyên gia đã dùng các dụng cụ chuyên môn và tiến hành tu bổ lại hài cốt của bà. Di thể của bà đã được đặt lại toàn vẹn vào quan tài như ban đầu.

Theo Nguyệt Phạm / Tổ Quốc