Các võ sĩ Sumo phải qua kỳ tuyển chọn gắt gao về trọng lượng, chiều cao và sức lực. Họ bắt buộc phải có thân hình cao lớn, đến 20 tuổi phải cao trên 1,75 cm, nặng trên 120 kg. Đô vật nặng nhất thế giới là Kelly Gneiting có trọng lượng cơ thể lên tới 400 kg.
Để duy trì cân nặng và sức khỏe ở trạng thái tốt nhất cho cạnh tranh, các võ sĩ Sumo phải duy trì một lịch trình rất chặt chẽ: Thức dậy từ 4 giờ sáng, học cách giao đấu, và nhất là ăn uống theo một thực đơn đặc biệt.
1. Khẩu phần ăn gấp 10 lần người bình thường
Lượng calo trung bình hàng ngày của một người đàn ông là 3000-3500 kilo calo. Lượng calo mà võ sĩ Sumo tiêu thụ hàng ngày là con số đáng kinh ngạc 30000 kilo calo. Khác với suy nghĩ võ sĩ Sumo phải ăn suốt ngày mới có được thể trạng khổng lồ, thực ra họ chỉ có 2 bữa ăn chính.
|
Ảnh minh họa. |
2. Không ăn sáng
Bỏ bữa ăn sáng nghe có vẻ vô lý trong mục đích làm tăng sức nặng của cơ thể. Tiến sĩ Wayne Callaway, chuyên viên béo phì ở Đại học George Washington cho biết, việc bỏ bữa ăn sáng sẽ gây ra việc ăn quá nhiều sau đó trong ngày.
3. Uống bia trong bữa ăn
Với một loại bia có chứa 200 calori /lít. Bia góp phần tăng cao calori như ý muốn. Một đô vật có thể tiêu thụ 6 chai bia mỗi bữa ăn.
4. Bụng rỗng “rèn luyện”
Bắt đầu một ngày hoạt động cam go với cái bụng trống rỗng được xem như bí mật của một quá trình luyện tập. Ông Matsuda, quản lý của một lò Sumo danh tiếng nói: “Tập luyện với cái dạ dày rỗng tuếch sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, vì khi đó, việc trao đổi chất của cơ thể chậm lại, việc tiêu thụ calo cũng khó khăn hơn”.
5. Ngủ ngay sau khi ăn
Đô vật Sumo thường ngủ 4 giờ đồng hồ liền sau bữa ăn. Việc này cho phép số lượng calo dư thừa được đưa về lưu trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể.
6. Món ăn chính
Món chính trong ngày của các võ sĩ Sumo là canh Chankonabe. Món canh này bắt nguồn từ món thịt hầm. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên liệu để có thể cho vào canh như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, hải sản, rau củ, trai, tôm, sò, đậu phụ… Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm với nhiều nguyên liệu, gia vị và được hầm cho đến khi nhừ.
Thật không may, tuổi thọ trung bình của một võ sĩ Sumo là từ 60 đến 65, kém hơn người thường ở Nhật 10 tuổi. Lối sống khắc nghiệt này gây ra các bệnh tiểu đường, bệnh gan, tim và cao huyết áp.
Có lẽ, sự thật nào thì cũng có hai mặt của nó, có lợi có hại. Chúng ta có thể cảm nhận được nấc thang sáng chói khi các võ sỹ đạt vinh quang trong sự nghiệp nhưng cũng không ngờ được rằng sau đó là cả một quá trình tập luyện gian khổ và phải chấp nhận đối diện với những thói quen khác thường để hoàn thiện niềm đam mê cá nhân. Nhưng dù sao, đó cũng là môn võ thuật truyền thống của người Nhật Bản, chúng ta vẫn luôn tôn trọng và gìn giữ nét văn hóa riêng.
Theo PV/Vothuat.vn