Theo đó, Mặt trời sẽ cần phải lớn hơn khoảng 20 lần kích thước hiện tại để kết thúc cuộc đời như một lỗ đen.
Những ngôi sao được sinh ra có kích thước siêu khủng có thể phát nổ thành siêu tân tinh vào cuối thời gian sống của chúng, trước khi sụp đổ trở lại lỗ đen.
Một số ngôi sao nhỏ hơn đủ lớn để biến thành siêu tân tinh, nhưng quá nhỏ để trở thành lỗ đen , vì vậy chúng sẽ sụp đổ thành các cấu trúc siêu dày đặc gọi là sao neutron, sau khi phát nổ thành siêu tân tinh. Và Mặt trời cũng nằm trong số này.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Vậy điều gì sẽ xảy ra với mặt trời? Trong khoảng 6 tỷ năm nữa, nó sẽ trở thành một sao lùn trắng, một tàn dư nhỏ. Quá trình này sẽ bắt đầu từ bây giờ khi Mặt trời bắt đầu cạn kiệt nhiên liệu.
Giống như hầu hết các ngôi sao, trong giai đoạn chính của cuộc đời, Mặt trời tạo ra năng lượng bằng cách nung chảy các nguyên tử hydro trong cốt lõi của nó.
Trong khoảng 5 tỷ năm, Mặt trời sẽ bắt đầu cạn kiệt hydro trong lõi của nó để hợp nhất, và nó sẽ bắt đầu sụp đổ. Điều này sẽ cho phép Mặt trời bắt đầu hợp nhất các yếu tố nặng hơn trong lõi, cùng với việc nung chảy hydro trong vỏ bọc quanh lõi.
Khi điều này xảy ra, nhiệt độ của Mặt trời sẽ tăng lên và các lớp ngoài của bầu khí quyển mặt trời sẽ mở rộng ra ngoài không gian.
Đây là giai đoạn khổng lồ đỏ, và nó sẽ tồn tại khoảng một tỷ năm, trước khi Mặt trời sụp đổ thành sao lùn trắng.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (Theo Phys)