Không chỉ riêng tại nước ta, ở nhiều quốc gia, có nhiều người dùng smartphone bị “nghiện online” - extreme online. Về cơ bản, chúng ta đang thực sự chỉ sống trên mạng xã hội thông qua online bằng smartphone. Mọi trạng thái hay cung bậc cảm xúc đều được đăng lên và khiến cho bạn bị "nghiện online" lúc nào không hay.
|
Liệu bạn có dám mạnh tay xóa ứng dụng trên smartphone? |
Khi "nghiện online", bạn sẽ chẳng tập trung làm được việc gì. Bất cứ khi nào, ở đâu, có thời gian rảnh, chiếc smartphone sẽ được cầm lên và bạn chỉ việc lướt trên Facebook, Instagram, Twitter hay Zalo. Đôi khi nhiều người không thể thường xuyên đăng xuất khỏi các mạng xã hội vì tính chất công việc nhưng không thể phủ nhận một điều rằng chúng “ngốn” của chúng ta không ít thời gian.
Do đó, để có thể “cai" nghiện online thành công, bạn cần tuân thủ 2 quy tắc đơn giản sau:
1. Không đăng bất cứ trạng thái nào trên mạng xã hội
2. Không lướt mạng xã hội
Để thực hiện được 2 quy tắc này, bạn cần làm theo những bước sau đây:
Kiểm tra xem ứng dụng nào được sử dụng nhiều nhất
Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình giảm thiểu việc sử dụng mạng xã hội. Đa phần mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Facebook, Zalo hay Instagram.
|
Tra cứu mục pin trong phần cài đặt để tìm xem ứng dụng nào bạn hay truy cập nhất. |
Để tìm ra ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên iPhone, bạn có thể làm theo các bước sau: Vào mục cài đặt (Setting) => Pin (Battery). Bằng cách này, bạn có thể xem xét gỡ cài đặt chúng nếu không cần thiết.
Gỡ bỏ ứng dụng
Những ứng dụng khiến bạn tốn nhiều thời gian nhất được gọi là những chiéc “bát không đáy”. Thuật ngữ này được đặt tên bởi cựu nhà thiết kế của Google – Tristan Harris sau một nghiên cứu cho thấy con người sẽ ăn nhiều súp hơn nếu tô súp đó được đổ đầy liên tục. Các ứng dụng đều được thiết lập hiển thị những nội dung mới, thú vị liên tục, thỏa mãn sự tò mò và ham thích cái mới của người dùng.
|
Mạng xã hội như một cái bát không đáy. |
Do vậy, bước đầu để cắt cơn “nghiện”, bạn không nên để các ứng dụng này hiển thị ngay màn hình chính. Tốt hơn hết là bạn nên xóa ứng dụngthường xuyên truy cập nhất và cả những ứng dụng có mật độ truy cập ít hơn.
Hứa với bạn bè về việc cai “nghiện” online
Điều tiếp theo nên làm là bạn thông báo với bạn bè và người thân về việc ngừng sử dụng mạng xã hội trong một thời gian. Họ có thể liên lạc với bạn thông qua những mạng xã hội hoặc kênh khác, ví dụ như iMessage. Tuy nhiên, bạn cũng cần đề phòng trường hợp người thân hoặc bạn bè đưa ra những bình luận trái chiều hoặc thiếu thiện chí.
Cố gắng kiên trì
|
Bạn có nhiều cách để giải trí trong thời gian rảnh rỗi. |
Chắc chắn, bạn sẽ vẫn còn lảng vảng vào mạng xã hội vì tò mò khi tiến hành "cai nghiện online". Do yêu cầu công việc vẫn buộc bạn phải vào mạng xã hội và dễ khiến bạn “tái nghiện”. Tuy vậy, bạn vẫn cần cố gắng vào mạng xã hội ít nhất có thể, tự thuyết phục mình không được thất bại.
Làm gì để lấp đầy khoảng trống?
Trong tháng đầu tiên “cai nghiện” online, bạn sẽ thấy bản thân thay đổi hoàn toàn cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Mặc dù điều này không làm thay đổi cuộc sống của bạn nhưng sẽ giúp bạn nhận ra giá trị thực sự. Điều quan tâm là làm sao lấp đầy thời gian rảnh khi bạn chờ xe, chờ bạn bè ở quán cà phê hay trước khi đi ngủ.
|
Kính thực tế ảo được cho là công nghệ sẽ phát triển trong nay mai. |
Lời khuyên là bạn có thể đọc báo, nghe nhạc, nghe chương trình âm thanh podcast. Khi không còn lướt mải miết trên mạng xã hội, bạn sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ, phân tích những vấn đề ở nhiều khía cạnh hơn, cùng vô vàn những lợi ích khác.
Theo An Nhiên/Dân Việt