Ảnh đẹp kỳ diệu sét đảo ngược hiếm thấy

Google News

(Kiến Thức) - Dan chia sẻ, anh đã dành một tháng, đi qua các vùng Texas, Oklahoma và Illinois và sử dụng kiểu chụp chuyển động chậm để ghi lại những bức ảnh đẹp kỳ diệu của những "tia sét ngược".

Dan Robinson, một "kẻ săn bão" mới đây đã ghi lại được những hình ảnh vô cùng ấn tượng về hiện tượng thiên nhiên "tia sét đảo ngược" hiếm có.
Anh dep ky dieu set dao nguoc hiem thay
 
Dan chia sẻ, anh đã dành một tháng, đi qua các vùng Texas, Oklahoma và Illinois và sử dụng kiểu chụp chuyển động chậm để ghi lại những bức ảnh đẹp kỳ diệu của những "tia sét đảo ngược".
Anh dep ky dieu set dao nguoc hiem thay-Hinh-2
 
Được biết, khi giông bão bắt đầu hình thành, không khí ấm và ẩm ướt di chuyển ngược dòng, tạo thành những luồng không khí di chuyển nhanh, mạnh và liên tục.

Mời quý vị xem video: 13 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy

Hiện tượng di chuyển và cọ xát nhiều tạo ra điện hay là các tia sét.
Anh dep ky dieu set dao nguoc hiem thay-Hinh-3
 
Khi quá trình này xảy ra, ion điện tích dương được hình thành gần đỉnh của đám mây khổng lồ, đến thời điểm tia sét xuất hiện, nó đi theo chiều thẳng xuống mặt đất, các ion dương cũng tiếp tục thu hút các proton trên mặt đất.
Anh dep ky dieu set dao nguoc hiem thay-Hinh-4
 
Cùng lúc đó, các electron điện tích âm bị bỏ lại trong các đám mây. Các electron điện tích âm này sau đó di chuyển ngược lên và trung hòa các ion điện tích dương ở đỉnh đám mây. Theo cách này, sét bị đánh ngược lại lên bầu trời.
Anh dep ky dieu set dao nguoc hiem thay-Hinh-5
 
Tuy nhiên, Climatologists, một giáo sư từ Đại học Harvard, Mỹ đã suy đoán rằng hiện tượng sét ngược là kết quả của một cơn gió mạnh, cơn gió này đẩy các điện tích dương ra khỏi đám mây, do đó phá vỡ sự tự do của sét tại thời điểm phóng ra. Những electron giống như các bu-lông có thể trôi xa. Các proton của tầng điện ly giống như các proton trong các đám mây và chúng liên tục trung hòa các electron tích điện âm giống như bu-lông, gây ra hiện tượng sét ngược.
Kiều Dụ (Theo Sina)