Các nhà khoa học của NASA vừa công bố thông tin, họ phát hiện một kiểu địa chất nằm vùi lấp trong các lớp trầm tích sao Hỏa.
Theo đó, nó có thể là một dạng đất sét, tồn tại từ rất lâu trên sao Hỏa.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Loại đất sét đó có thể hình thành thông qua sự tương tác của đá núi lửa và nước.
Khám phá làm dấy lên nghi ngờ có thể từng có nước lỏng bao phủ phần lớn bề mặt của sao Hỏa trong những khoảng thời gian dài trước đây - có lẽ trong suốt thời Noachian, kéo dài từ 4,1 đến 3,7 tỷ năm trước.
Xem thêm video: Những Thứ Kỳ Lạ Được Tìm Thấy Trên Sao Hỏa – Phần 2: - Nguồn video: Chuyện Lạ Việt Nam Và Thế Giới.
Tác giả nghiên cứu Kevin Cannon, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Central Florida cho biết, bầu không khí hơi nước của sao Hỏa cổ đại có thể kéo dài lên đến 10 triệu năm - thời gian đủ dài để tạo ra một lớp đất sét dày 3km màu mỡ trước khi bị chôn vùi.
Hiện thông tin trên đang gây ngạc nhiên các nhà khoa học.
Huỳnh Dũng (theo Space)