Michael Strauss, giáo sư khoa học vật lý thiên văn tại Đại học Princeton, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Làm thế nào để hiểu cách các lỗ đen có thể hình thành trong vũ trụ sơ khai, và mức độ phổ biến của chúng là một thách thức đối với các mô hình vũ trụ hiện đại."
Phát hiện này làm tăng đáng kể số lượng lỗ đen được biết đến ở kỷ nguyên sơ khai và lần đầu tiên tiết lộ mức độ phổ biến của chúng trong lịch sử vũ trụ.
Ngoài ra, công trình mới này còn cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về tác động của các lỗ đen đối với trạng thái vật lý của không khí trong vũ trụ sơ khai ở một tỷ năm đầu tiên.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Theo đó, các lỗ đen siêu lớn được tìm thấy tại trung tâm của các thiên hà, có thể nặng gấp hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ lần so với mặt trời.
Cuộc khám phá mới thăm dò dân số các lỗ đen siêu lớn với con số 83 có trong vũ trụ xa xôi.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu được lấy từ một thiết bị tiên tiến, "Hyper Suprime-Cam" (HSC), được gắn trên Kính viễn vọng Subaru của Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản, nằm trên đỉnh Maunakea ở Hawaii, trong suốt 300 đêm trải dài trong năm năm.
83 lỗ đen siêu khủng này tồn tại trung bình khoảng 13 tỷ năm trước, sau vụ nổ Big Bang nổ ra cách đây khoảng 13,8 tỷ năm.
Đây là một cột mốc quan trọng của lịch sử vũ trụ, nhưng các nhà thiên văn học vẫn không biết điều gì đã cung cấp lượng năng lượng đáng kinh ngạc để hình thành số lỗ đen siêu khủng nhiều đến như vậy.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Phys)