Bất ngờ chi tiết quá trình tái chế iPhone đã qua sử dụng

Google News

Tại một nhà máy ở Austin, Texas, Apple đang dùng robot để phục vụ cho quá trình tái chế những chiếc iPhone đã qua sử dụng.

Apple đang tìm cách thay đổi cách các món đồ điện tử được tái chế bằng robot có khả năng tháp rời những chiếc iPhone để chiết xuất các chất liệu có thể được tái sử dụng. Apple theo đó hiểu được rằng nhu cầu đồ điện tử tăng lên trên toàn cầu đồng nghĩa với việc nhiều mỏ khoáng chất hơn cần phải được khai thác, theo Reuters.
Bat ngo chi tiet qua trinh tai che iPhone da qua su dung
Khung iPhone sau khi được xử lý bằng robot Daisy. (Ảnh: Reuters) 
Apple theo đó cho biết robot là một phần trong kế hoạch trở thành một nhà sản xuất khép kín của mình. Bằng cách này, Apple sẽ không phải phụ thuộc vào ngành công nghiệp khai khoáng, một mục tiêu táo bạo mà nhiều nhà phân tích cho rằng không thể thực hiện được.
“Chúng tôi không cạnh tranh với ngành công nghiệp khai khoáng,” bà Lisa Jackson, người đứng đầu mảng môi trường, chính sách và xã hội của Apple, chia sẻ. “Chẳng có gì để các công ty khai khoáng phải lo lắng với quá trình phát triển này,” bà khẳng định thêm.
Bat ngo chi tiet qua trinh tai che iPhone da qua su dung-Hinh-2
Nhân viên nhà máy tái chế của Apple. (Ảnh: Reuters) 
Ở thời điểm hiện tại, bên trong một nhà khoa ở Austin, Texas, một chú robot của Apple có tên Daisy đang thực hiện tháo rời những chiếc iPhone để chiết xuất 14 khoáng chất và vật liệu, trong đó có lithium, để tái sử dụng.
Bat ngo chi tiet qua trinh tai che iPhone da qua su dung-Hinh-3
Mô-đun cảm biến xúc giác sau khi được tách khỏi iPhone. (Ảnh: Reuters) 
Apple đã sử dụng thiếc, cobalt và đất hiếm tái chế trong những thiết bị của mùnh và đang lên kế hoạch bổ sung thêm nhiều chất mới vào danh sách này. Tháng trước, Apple đã mua lô nhôm phi carbon thương mại đầu tiên từ một liên doanh giữa Rio Tinto và Alcoa.
Daisy sử dụng một quy trnfh bốn bước để tháo rời viên pin iPhone bằng luồng khí có nhệt độ -80 độ C. Robot sau đó sẽ tháo các ốc vít và mô-đun, bao gồm cả mô-đun xúc giác giúp điện thoại có khả năng rung.
Bat ngo chi tiet qua trinh tai che iPhone da qua su dung-Hinh-4
Linh kiện camera được tách rời và chờ xử lý sâu hơn. (Ảnh: Reuters) 
Những linh kiện này sau đó được gửi tới các đơn vị tái chế để tách lấy kim loại và các khoáng chất có thể dùng lại được. Daisy có thể tháo rời 200 chiếc iPhone trong một giờ. Applechonj iPhone là thiết bị đầu tiên có thể được xử lý bởi Daisy bởi thực tế đây là sản phẩm phổ biến nhất của hãng, Jackson tiết lộ.
Apple cũng đang cân nhắc sẽ chia sẻ công nghệ Daisy với các công ty khác, trong đó có cả các nhà sản xuất xe điện.
Theo Lê Nam Khánh/Saostar