Bất ngờ kim loại nặng phát ra từ hành tinh cực nóng

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học bất ngờ quan sát thấy các kim loại nặng thoát ra khỏi bề mặt của một ngoại hành tinh cực kỳ nóng. Sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble, nhóm các nhà khoa học đã quan sát thấy các kim loại nặng như sắt và magiê.

"Sao Mộc nóng" lớn và bí ẩn này được gọi là WASP-121b, quay gần mặt trời đến nỗi nhiệt độ của nó cao gấp 10 lần so với bất kỳ ngoại hành tinh nào được biết đến.

Hình dạng kỳ lạ giống như quả bóng đá của nó cũng đang trên bờ vực sắp bị xé toạc bởi lực hấp dẫn của các ngôi sao mạnh hơn.

Bat ngo kim loai nang phat ra tu hanh tinh cuc nong
Nguồn ảnh: Phys. 

Sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble, nhóm các nhà khoa học đã quan sát thấy các kim loại nặng như sắt và magiê, thoát ra khỏi bề mặt của ngoại hành tinh này, David Sing, giáo sư tại Khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh tại Đại học Johns Hopkins ở Maryland nói.

"Với WASP-121b, chúng ta thấy magiê và khí, sắt trên hành tinh không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn".

Nhiệt độ bầu khí quyển của ngoại hành tinh đạt tới 4.600 độ F (2.538 độ C), theo tuyên bố mới. Do đó, không giống như các sao Mộc nóng khác vẫn đủ mát để ngưng tụ sắt và magiê thành mây, hành tinh nóng bỏng này còn phát ra các khí từ bề mặt của nó.

Ngoài ra, ngoại hành tinh cũng được mô tả là "quá to và phồng" đến mức trọng lực của nó tương đối yếu so với các hành tinh khác, giúp khí thoát ra dễ dàng hơn.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)