Bất ngờ miệng núi lửa nhân tạo đầu tiên trên tiểu hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc tạo ra thứ mà họ gọi là miệng núi lửa nhân tạo đầu tiên trên tiểu hành tinh Ryugu, một bước tiến để làm sáng tỏ cách thức hệ mặt trời phát triển.

Thông báo này được đưa ra sau khi tàu thăm dò Hayabusa2 bắn một thiết bị nổ vào tiểu hành tinh Ryugu vào đầu tháng này để làm nổ một miệng hố bề mặt Ryugu và múc vật liệu.

Yuichi Tsuda, quản lý dự án Hayabusa2 tại cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) nói với các phóng viên rằng, họ chính thức xác nhận hình ảnh miệng núi lửa được chụp bởi tàu thăm dò nằm cách bề mặt của tiểu hành tinh 1.700 mét.

Bat ngo mieng nui lua nhan tao dau tien tren tieu hanh tinh
 Nguồn ảnh: Phys.

"Tạo ra một miệng hố nhân tạo với một vật va chạm và quan sát nó một cách chi tiết là một nỗ lực đầu tiên trên thế giới," Tsuda nói.

"Đây là một thành công lớn".

Tàu thăm dò Deep Impact của NASA đã thành công trong việc tạo ra một miệng hố nhân tạo trên sao chổi vào năm 2005, nhưng chỉ nhằm mục đích quan sát.

Masahiko Arakawa, giáo sư Đại học Kobe tham gia dự án, cho biết đây là "ngày tuyệt nhất trong cuộc đời ông".

"Chúng tôi có thể nhìn thấy một lỗ lớn như vậy rõ ràng hơn rất nhiều so với dự kiến", ông nói thêm hình ảnh cho thấy một miệng hố có đường kính 10 mét.

Mục đích của việc làm nổ miệng núi lửa trên Ryugu là để nghiên cứu bên dưới bề mặt tiểu hành tinh, làm sáng tỏ giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời .

Mời quý vị xem video: Ngôi sao kỳ lạ chứa đựng nhiều bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)