Hệ thống tàn dư Cassiopeia được biết đến là một phần còn sót lại khoảng 340 năm tuổi, tàn dư của một siêu tân tinh khổng lồ gần đó từng phát nổ.
Trong phát hiện mới nhất, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý thiên văn Max Planck (MPA) và RIKEN ở Nhật Bản đã tìm thấy nhiều hợp chất titan và niken phóng xạ trong hệ thống tàn dư Cassiopeia A.
|
Nguồn ảnh: Phys.
|
Nguyên nhân tồn tại của các hợp chất phóng xạ này có thể là do một vụ nổ sao neutron cực khủng từng xảy ra khi siêu tân tinh mẹ phát nổ một phần trong quá khứ.
Trong đó, nhiều nguyên tố, phân tử hóa học lại tích tụ, phân bố chủ yếu về hệ thống tàn dư Cassiopeia A.
Không những thế, các nhà khoa học còn phát hiện các loại phóng xạ như titanium (loại 44Ti với 22 proton và 22 neutron) và niken (56Ni với 28 neutron và proton) đã phân hủy thành canxi và sắt ổn định, tương ứng nằm trong phần lõi, và cung cấp năng lượng ổn định cho hệ thống này đã phát sáng liên tục trong suốt nhiều năm qua.
Huỳnh Dũng (theo Phys)