Căn bệnh kì lạ làm cổ vẹo 90 độ của Afsheen Kumbar ở tỉnh Sindh, phía nam Pakistan, được cho là chứng rối loạn cơ bắp khiến cho cổ của cô bé bị xoắn nghiêm trọng. Được biết, khi mới 8 tháng tuổi, Afsheen đã bị ngã xuống đất và cú ngã đã khiến cho chiếc cổ của em bị vẹo. Cha mẹ em sau đó đã đưa em tới một thầy lang trong làng nhưng tình hình không hề khá hơn.
Kể từ đó, suốt 11 năm qua, cô bé không thể giữ thẳng đầu và luôn phải đấu tranh với những cơn đau triền miên. Em thậm chí còn không thể tự mình thực hiện những sinh hoạt cá nhân như ăn uống hay đi lại.
Tình trạng của Afsheen cũng khiến em không thể đi đến trường. Vì vậy, cuộc sống của em chỉ luẩn quẩn trong nhà cùng với mẹ em là Jameelan, 52 tuổi và anh trai Mohammad Yaqoob Kumbar, 27 tuổi.
|
Afsheen đã phải chung sống với nỗi đau từ chiếc cổ vẹo suốt 10 năm |
Afsheen được các bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh Torticollis. Căn bệnh này bị gây ra bởi bởi chấn thương cột sống hoặc cơ cổ, chính là tai nạn khi 8 tháng tuổi của cô bé. Chứng này khiến cho các cơ cổ co thắt, có thể dẫn đến xoắn đầu. Nếu không được điều trị, sự căng cơ liên tục gây ra bởi chứng Torticollis có thể dẫn đến một loạt biến chứng khó lường. Ví dụ như khiến các cơ ở cổ bị sưng lên và gây ra áp lực lên các dây thần kinh làm cho các đĩa đệm giữa các đốt sống bị ảnh hưởng.
Mời quý vị xem video: Thói quen thường ngày tưởng chừng vô hại có thể khiến bạn mắc bệnh
Các bác sĩ tại địa phương cũng cho biết hiện tại trang thiết bị cơ sở không cho phép họ thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp, hay thậm chí những xét nghiệm cụ thể hơn về trường hợp của cô bé cũng khó. Họ đề nghị gia đình Afsheen chuyển cô bé tới các cơ sở y tế tiên tiến hơn để chữa trị cho em.
Thế nhưng gánh nặng kinh tế lại một lần nữa khiến việc chữa trị chiếc cổ dị dạng cho cô bé trở nên xa vời. Gia đình cô bé đáng thương không thể có đủ kinh phí để chi trả cho ca phẫu thuật cho em sau khi cha em qua đời vì bệnh ung thư vào năm ngoái. Và hiện tại, cả gia đình đông con của Jameelan đang sống dựa vào khoản trợ cấp ít ỏi từ chính quyền (74 đô la/năm, tương đương với 1,7 triệu đồng).
|
Cô bé sinh ra như bao bạn bè trang lứa, cho đến cú ngã định mệnh hồi 8 tháng tuổi |
Nói về tình trạng của em gái mình, Yaqoob nói: “Tôi vô cùng lo lắng cho tương lai của con bé. Nếu không được điều trị, không biết điều gì sẽ xảy đến với nó”.
Câu chuyện của Afsheen đã thu hút sự chú ý của truyền thông trên toàn thế giới từ hai năm trước. Điều đó đã đem lại vài kết quả tích cực khi một nhà lãnh đạo đã đề nghị tài trợ cho ca phẫu thuật của của em.
Ngay sau đó, cô bé đã được đưa đến Bệnh viện Đại học Agha Khan ở thành phố Karachi, Sindh, vào tháng 2 năm ngoái để kiểm tra toàn diện trước khi có thể phẫu thuật.
Nhưng ca phẫu thuật không thể thực hiện ngay được bởi tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật là 50% và các bác sĩ đã yêu cầu gia đình Afsheen suy nghĩ thật kĩ về nó. Ca phẫu thuật lại tiếp tục bị trì hoãn thêm hơn một tháng bởi một trong số các anh chị em của cô bé kết hôn.
|
Gia đình em quá nghèo với mức thu nhập chưa đến 100 đô la/năm nên không thể chi trả viện phí phẫu thuật cho em |
Không may cho cô bé đáng thương, ngay khi em và gia đình sẵn sàng cho ca phẫu thuật phức tạp thì cũng là lúc nhà tài trợ ban đầu đã không trả lời các cuộc gọi của gia đình.
“Sau một tháng, nhà lãnh đạo đã hứa tài trợ cho cuộc phẫu thuật không trả lời các cuộc gọi của chúng tôi, dù chúng tôi có cố gắng liên lạc bao nhiêu lần đi nữa “, Yaqoob đau đớn chia sẻ, “chúng tôi không có đủ kinh phí để tự đưa con bé đến viện được”.
|
Cô bé đáng yêu không thể tự mình chải đầu, ăn uống, hay đi lại |
Trước đó, người anh trai này cũng đã làm việc tại một cửa hàng điện thoại. Nhưng khi nhận được lời trợ giúp từ phía nhà lãnh đạo kia, anh đã quyết định nghỉ làm để chăm sóc cho em gái.
“Một người thất nghiệp như tôi thậm chí còn không thể đưa con bé đi tới bệnh viện. Nó không thể di chuyển bằng xe bus hay các phương tiện công cộng. Còn một chuyến taxi thì tiêu tốn tới 86 đô la (khoảng 2 triệu đồng)”.
Yakoob hiện đang kêu gọi cộng đồng và chính phủ Pakistan giúp đỡ em gái mình.
“Con bé xứng đáng có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Bác sĩ còn khuyên chúng tôi nên đưa em ra nước ngoài, nhưng tiền đi taxi chúng tôi còn không có thì làm sao dám mơ ra nước ngoài chữa trị. Tôi thực sự mong muốn có được sự giúp đỡ từ cộng đồng và chính quyền”.
Theo An Pha/SaoStar