Cuộc khai quật này đã diễn ra tại cơ sở Coleg Menai của trường Cao đẳng Llangefni ở Bắc Wales. Các nhà khảo cổ đã cho biết những bộ xương cũng như các đồ vật được chôn cất được tìm thấy cùng có niên đại khoảng 1800 năm và nhiều khả năng liên quan với sự kiện chiếm đóng của người La Mã tại Anh.
|
Hàng loạt bộ xương người đã được tìm thấy dưới sân trường. |
Các quan tài chứa đựng thi thể được làm từ đá, giúp cho những bộ xương và các đồ đồng được chôn cất vẫn được bảo quản trong một trạng thái vô cùng ấn tượng, Cùng với hơn 50 hài cốt được khai quật, các nhà khảo cổ thậm chí còn phát hiện ra một đồng xu La Mã thế kỷ thứ 2, cũng như các vật phẩm trang trí bằng đồng Celtic.
Được biết việc tìm thấy khu mộ cổ này là hoàn toàn tình cờ khi trường đại học này đang tiến hành xây dựng cải tạo lại những lối đi trong khuôn viên trường vào năm 2016.Từ đó tới nay đã có rất nhiều cuộc khai quật khác được tiến hành trong khu vực này và thu lại nhiều kết quả khả quan.
|
Các nhà khảo cổ cho rằng những bộ xương này thuộc về người La Mã. |
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy những thi thể này không thuộc dân bản xứ tại địa phương mà tới từ những vùng đất khác. Tiến sĩ khảo cổ sinh Irene Garcia Rovira chia sẻ: “Các phân tích về đồng vị cho thấy rằng một số cá nhân không đến từ Anglesey, và bao gồm hai ví dụ từ Scandinavia và hai từ Iberia”.
Những chuyên gia khảo cổ này tin rằng địa điểm này đã được sử dụng như một nghĩa trang từ trong thời kì mà người La Mã chiếm đóng xứ Wales. “Kết quả này vẫn mới chỉ là một phần của cả khu mộ cổ rộng lớn này, nghiên cứu về khu vực này sẽ chỉ được thực sự tiến hành khi ngành Khảo cổ học xứ Wales và Brython cùng nhau bắt tay vào khai quật”, vị tiến sĩ cho biết thêm.
|
Khu vực những ngôi mộ cổ được khai quật. |
“Đây là một khám phá thú vị cho thấy một số người không phải dân bản địa đã định cư tại ở Llangefni trong gần 2.000 năm qua,” Dafydd Evans, giám đốc của đại học Grwp Landrillo-Menai, nói.
Sau khi các cuộc khai quật hoàn tất, các vật mẫu sẽ được đem trưng bày tại phòng triển lãm và bảo tàng Llangefni Oriel Ynys Môn.
Theo An Pha/Saostar