Bí ẩn hàng trăm viên bi sắt được gọi đồ chơi của linh hồn

Google News

(Kiến Thức) - Truyền thuyết kể rằng, linh hồn các bậc tổ tiên đã mất của thổ dân châu Mỹ Hopi sẽ trở lại vào Trái đất vào ban đêm, chơi trò chơi với các viên bi sắt và để lại chúng như một lời nhắn gửi tới người thân của họ.

Tại nhiều nơi ở miền nam Utah, Mỹ, người ta tìm thấy các khối cầu kỳ lạ được gọi là viên bi Moqui hoặc quả bóng Moqui, với niên đại khoảng 2 triệu năm.
Những viên bi sắt Moqui này chính là mộ trong những Oopart. Oopart (out of place artifact- đồ tạo tác không phù hợp với niên đại) là thuật ngữ dùng để chỉ những vật thể thời tiền sử được phát hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại tạo ra chúng.
Từ "moqui" có nguồn gốc từ bộ lạc Hopi, có nghĩa là người chết trong ngôn ngữ Hopi. Bộ lạc Hopi từng được gọi là người Moqui India, cho đến khi chính thức được đổi thành Hopi vào đầu những năm 1900.
Bi an hang tram vien bi sat duoc goi do choi cua linh hon
 
Truyền thuyết kể rằng, linh hồn các bậc tổ tiên đã mất của thổ dân châu Mỹ Hopi sẽ trở lại vào Trái đất vào ban đêm, chơi trò chơi với các viên bi và để lại chúng như một lời nhắn gửi tới người thân của họ, cho thấy họ vẫn đang hạnh phúc và ổn.
Bi an hang tram vien bi sat duoc goi do choi cua linh hon-Hinh-2
 
Viên bi Moqui có lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ bên ngoài cứng, làm từ oxit sắt, tương tự như những khối cầu Klerksdorp. Thí nghiệm của nhà địa chất Paul V. Heinrich trên một trong số những khối cầu Klerksdorp cho thấy, nó có thành phần là hematit (khoáng vật của oxit sắt).

Mời quý vị xem video: Lạ lùng hòn đảo không có ban đêm

Heinrich cũng phát hiện một khối cầu Klerksdorp khác làm từ khoáng vật wollastonit cùng với hematit và goethite, một oxit sắt ngậm nước.
Bi an hang tram vien bi sat duoc goi do choi cua linh hon-Hinh-3
 
Theo tiến sĩ Karrie Weber thuộc Đại Học Nebraska-Lincoln (Mỹ), vi khuẩn có thể đã giúp hình thành nên các khối cầu như là sản phầm phụ trong quá trình sinh trưởng của chúng.
Nhà địa chất Dave Crosby tiến hành nghiên cứu ở Utah, nơi phát hiện ra các viên bi Moqui, ban đầu đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch làm phân tán những khối cầu nóng chảy, sau đó cô đặc lại trên cát.
Bi an hang tram vien bi sat duoc goi do choi cua linh hon-Hinh-4
 
Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn, Crosby không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác động của vụ va chạm thiên thạch.
Sau đó, ông phát triển một giả thuyết liên quan đến việc nước mưa làm hòa tan sắt, các khoáng chất và mang chúng xuống mạch nước ngầm. Khi đó, sắt sẽ được tích tụ ở xung quanh các hạt cát, hình thành nên khối cầu.
Kiều Dụ (Theo AP)