Các nhà khảo cổ ở miền trung Thụy Điển đã khai quật được một căn phòng đá 5.500 năm tuổi chứa một số ngôi mộ từ thời kỳ đồ đá mới - nhưng nhiều bộ xương lớn nhất, bao gồm cả hộp sọ, dường như đã bị lấy đi vào khoảng thời gian người chết được đặt ở đó.
|
Các nhà khảo cổ cho rằng phòng chôn cất bằng đá có niên đại từ năm 3500 trước Công nguyên và là một trong những ngôi mộ cổ nhất ở Thụy Điển. (Ảnh: Karl-Göran Sjögren)
|
Karl-Göran Sjögren, nhà khảo cổ học tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển và là tác giả đầu tiên của một nghiên cứu mới về phát hiện này, cho biết: “Điều này khác với những gì chúng ta thường thấy ở các ngôi mộ đá và thấy còn thiếu những xương nhỏ ở bàn chân và bàn tay".
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những mảnh xương bị mất có thể có liên quan đến nghi lễ chôn cất cổ xưa.
Những bộ xương mất tích
Bên trong phòng chôn cất, các nhà nghiên cứu đã khai quật được xương bàn tay và bàn chân, mảnh xương sườn và răng của ít nhất 12 người, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người già - nhưng rất ít hộp sọ và xương lớn hơn, chẳng hạn như xương đùi và xương cánh tay.
Các nhà khảo cổ cho biết, ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn kể từ thời kỳ đồ đá, vì vậy những bộ xương bị mất dường như đã được di dời khi người ta chôn cất ở đó hoặc ngay sau đó.
Sjögren nói: "Chúng tôi chưa thấy bất kỳ thương tích nào trên những người được chôn cất, vì vậy chúng tôi không nghĩ có liên quan đến bạo lực. Nhưng chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu ADN và tìm hiểu xem liệu họ có mắc bệnh gì hay không".
Các nghiên cứu ADN cũng sẽ cho thấy liệu những người được chôn trong ngôi mộ có liên quan đến nhau hay không.
Sjögren nói: “Những bộ xương này có niên đại lâu đời hơn những ngôi mộ ở hành lang khoảng 200 đến 150 năm tuổi, khiến nó trở thành một trong những phòng chôn cất bằng đá lâu đời nhất ở Thụy Điển và trên toàn bộ vùng Scandinavia”.
Một phân tích hóa học về xương cũng cho thấy những cá nhân này sống trong một kiểu xã hội nông nghiệp. Họ sống bằng cách trồng ngũ cốc, chăn nuôi gia súc và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Theo Hà Thu/Tiền Phong