Tới nay, người ta vẫn còn lưu truyền huyền thoại về loài trăn Titanoboa. Chúng được coi là loài trăn to lớn nhất từng tồn tại trên trái đất. Theo giới cổ sinh vật học, chúng là loài có thật, tồn tại cách đây chừng 60 triệu năm.
Với những hóa thạch còn lại, người ta dựng lại hình ảnh của loài trăn này. và thật kinh ngạc khi nhận thấy rằng cơ thể chúng dài khoảng 25 mét, nặng hơn 1 tấn. Đoạn giữa của thân trăn Titanoboa rộng tới 1 mét.
Jonathan Bloch- nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống của Đại học Florida (Mỹ) cùng nhóm nghiên cứu của ông đã lặn lội trong những cánh rừng châu Phi, Nam Mỹ đi tìm lại dấu tích của loài trăn được cho là to nhất thế giới này. Cùng vớiViện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Panama, họ đi đến kết luận chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn.
|
Rất có thể trăn Titanoboa trước đây là chúa tể trái đất. Ảnh minh họa |
Rất có thể cách đây từ 55 đến 60 triệu năm, trăn Titanoboa là chúa tể trái đất. Sức mạnh của chúng là rất khủng khiếp. Bằng những gì chúng ta có được hôm nay hoàn toàn có thể khẳng định chúng là địch thủ duy nhất của loài khủng long- Jonathan Bloch nói.
Vẫn theo nhà khoa học này, tới nay người ta vẫn thấy xuất hiện một số hậu duệ của trăn Titanoboa. Trước hết phải kể đến loài trăn đá lớn nhất ở châu Phi. Một con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7 mét, thậm chí là 10 mét. Cơ thể chúng mập mạp, dài, với hoa văn đẹp mắt, gồm màu nâu, ô liu, hạt dẻ và vàng.
Nếu như kích thước và những bó cơ hùng vĩ là những thứ đã đưa Anaconda lên vị thế thống trị, thì Titanoboa cũng vậy. Lượng cơ bắp chúng sở hữu đủ để nghiền nát mọi con mồi, kể cả cá sấu khổng lồ. Và khác với Anaconda, Titanoboa được cho là có thể nuốt gọn bất kỳ con mồi nào, vì kích thước của chúng là quá lớn.
Theo nhiều chuyên gia, lý do loài trăn này có kích cỡ khủng khiếp như vậy một phần là vì khí hậu. 60 triệu năm trước là thời điểm khí hậu rất ấm, làm tăng lượng oxy có trong không khí và khiến cho nhiều loài bò sát phát triển đột biến.
Giả thuyết này được cho là hợp lý, bằng chứng là các loài họ rắn lớn nhất hiện nay (bao gồm cả Anaconda) đều sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới.
Không có đối thủ xứng tầm, Titanoboa đã hoành hành trên mặt đất trong hàng triệu năm. Nhưng rồi chúng cũng không thắng nổi một yếu tố đã khiến bao loài vật khổng lồ khác phải nằm xuống: biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia khảo cổ, đã có thời điểm nhiệt độ toàn cầu sụt giảm trong nhiều năm. Mà đối với động vật máu lạnh như rắn, chúng sẽ không cách nào sống sót. Ngoài ra, việc phải di cư, thay đổi môi trường sống cũng góp phần không nhỏ khiến loài vật này biến mất, nhường chỗ cho nhóm bò sát có kích cỡ nhỏ bé hơn.
Sau khi Titanoboa tuyệt chủng, cũng có một số loài rắn khổng lồ khác trỗi dậy, như Gigantophis (sống cách đây khoảng 39 triệu năm tại Ai Cập). Gigantophis dài ít nhất 10m, và đã nắm giữ danh hiệu rắn lớn nhất lịch sử trong hàng thế kỷ, trước khi người ta tìm thấy Titanoboa.
Theo Lê Cao/VietQ