Bí ẩn lò thủy phân xác người chết ít ai biết

Google News

Hiện nay, tại Mỹ và Canada người ta đang bước đầu áp dụng kỹ thuật mai táng mới: công nghệ thuỷ phân xác chết, được mệnh danh là "mai táng xanh".

Hiện nay, tại Mỹ và Canada người ta đang bước đầu áp dụng kỹ thuật mai táng mới: công nghệ thuỷ phân xác chết, tên kỹ thuật là thủy phân kiềm, được mệnh danh là "mai táng xanh" bởi sử dụng dung dịch kiềm chế từ kali hydroxit. Công nghệ này hiện đang Công ty xe tang nhà đòn Bradshaw (BCLC) ở Stillwater, Minnesota (Mỹ) chào hàng. Theo BCLC, công nghệ thuỷ phân kiềm được xem là phương pháp " mai táng xanh" vì hạn chế phát tán khí thải, tiết kiệm chi phí như gỗ làm quan tài, bông vải lót, gạch đá, sắt thép xây mộ... và nhiều lợi ích khác.
Cỗ máy thuỷ phân kiềm dạng hình chữ nhật, cao 1,8 m, rộng 1,2 m và sâu 3 m do hãng Resomation Ltd. của Anh chế tạo. Cỗ máy thuỷ táng này có giá 750.000 USD. Máy có màn hình vi tính ở một mặt, kèm theo các nút bấm như mở khóa, thử test, chu kỳ hay khoá. Máy thuỷ phân có thể cân được trọng lượng của cơ thể và tính toán được lượng nước để bổ sung kali hydroxit cho phù hợp.
Ví dụ, người có trọng lượng 30 kg thì cho vào 270 kg nước. Dung dịch kiềm có độ pH khoảng 14, được làm nóng đến 152 độ C, nhưng do thiết bị phân huỷ được tăng áp nên không bị sôi. Nếu địa táng, chôn ở nghĩa trang, phải mất hàng thập kỷ cơ thể mới phân huỷ hết nhưng bằng thủy phân kiềm thì chỉ mất 90 phút.
Sau 3-4 giờ, cánh cửa mở ra, người ta có thể nhìn thấy xương ướt đang nằm trong khay kim loại cùng với bất cứ vật liệu cấy ghép mà người chết từng phẫu thuật khi còn sống và được phân loại đưa ra ngoài. Trong quá trình thuỷ phân mức độ pH của nước thải được kiểm tra, sau đó chất lỏng được thoát ra ngoài giống như nước thải bình thường. Đây là một hỗn hợp vô trùng, gồm axit amin và peptide, không có DNA của con người và được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Bi an lo thuy phan xac nguoi chet it ai biet
Cỗ máy là khối thép hình chữ nhật, có nắp tròn trước khoang xử lý thủy phân xác chết. Ảnh BBC 
Bradshaw, chuyên gia lĩnh vực sinh học và hoá học, cho biết cỗ máy sẽ tính toán trọng lượng thi thể, sau đó xác định lượng nước và kali hydroxit cần thiết. Dung dịch kiềm có độ pH 14, được đun nóng tới 152 độ C nhưng không sôi trong điều kiện nén. “Thuỷ phân kiềm là quy trình tự nhiên xảy ra với thi thể một người được chôn cất. Ở đây chúng tôi tạo ra các điều kiện để quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều lần”, Bradshaw giải thích.
Sau bước thủy phân kiềm là bước xử lý xương khô một cách từ từ trong một chiếc tủ đặc biệt hoặc xử lý nhanh trong khay đặt ở một máy sấy. Xương được đưa qua công đoạn có tên cremulateor, tại đây nó được tán thành bột thô. Thực chất, đây là một chiếc máy giống như trong hoả táng, khác với tro của hoả táng, "tro" của quá trình thuỷ phân kiềm là bột kết tinh mịn, màu trắng. Tính đến thời điểm tháng 5-2017, cơ sở của BCLC đã mai táng được khoảng 1.100 thi thể.
So với hai phương pháp truyền thống này, thuỷ táng tiên tiến hơn xét trên góc độ môi trường, theo Elisabeth Keijzer, chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu Ứng dụng Hà Lan. Nghiên cứu của Keijzer đã đưa ra những dẫn chứng ấn tượng về công nghệ “xanh” của phương pháp thuỷ táng.
Kết quả nghiên cứu cũng tiết lộ, thuỷ táng giúp giảm lượng khí CO2 xuống 7 lần so với hoả táng. Chi phí bù đắp thiệt hại môi trường của hình thức này cũng thấp nhất với 2,88 USD/thi thể. Đối với hoả táng và địa táng, con số lần lượt là 71 USD và 54 USD.
Theo Lê Cao/VietQ