Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những đám mây amoniac đầy màu sắc tạo ra các dải màu (có thể nhìn thấy ngay cả từ kính viễn vọng trên Trái đất), những dải màu này chỉ di chuyển được khoảng 3.000 km trước khi chúng chấm dứt.
Nhà khoa học Navid Constantinou thuộc Đại học Quốc gia Úc cho biết: "Các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận về việc các luồng sóng phản lực tiếp cận sâu bên dưới bề mặt của sao Mộc như thế nào".
Constantinou nói: "Các nhà khoa học hiểu rằng, ở khoảng 3.000 km dưới các đám mây của sao Mộc, áp suất cao đến mức các electron có thể rời khỏi các phân tử hydro và helium và bắt đầu di chuyển tự do, tạo ra điện trường và từ trường".
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một mô hình toán học để dự đoán vị trí thẳng hàng với cường độ từ trường đủ cao để chấm dứt các luồng phản lực.
Nhóm khoa học hy vọng rằng, bằng cách nghiên cứu sao Mộc, chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu thêm về khí hậu Trái đất. Giống như Sao Mộc, hành tinh của chúng ta cũng có những luồng phản lực ảnh hưởng đến thời tiết của nó.
Nhưng không giống như các kiểu di chuyển đơn giản của đám mây sao Mộc, các luồng phản lực của Trái đất bị chậm lại và bị cản trở bởi các ngọn núi và lục địa.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)