Bí ẩn quái vật hồ Loch-ness: Bất ngờ kết quả nghi cá trình

Google News

Neil Gemmer, một nhà di truyền học tại Đại học Otago, New Zealand, đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất và đưa ra một giải thích mới cho bí ẩn quái vật hồ Loch Ness.

Neil Gemmer, một nhà di truyền học tại Đại học Otago, New Zealand, đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất và đưa ra một giải thích mới cho bí ẩn quái vật hồ Loch Ness: Nó có thể là một con cá trình khổng lồ.
Theo báo cáo, từ tháng 6/2018 đội nghiên cứu khoa học quốc tế đã thu thập 250 mẫu "DNA môi trường" từ nhiều địa điểm và chiều sâu của hồ để nghiên cứu sự đa dạng sinh học tại đây. Hầu hết các phương pháp này được dùng để theo dõi hoạt động của cá voi hay cá mập trong đại dương.
Bi an quai vat ho Loch-ness: Bat ngo ket qua nghi ca trinh
Bức ảnh được cho là chân thực nhất về quái vật hồ Loch-ness được chụp vào năm 1934.
Sau khi phân tích của các mẫu nước, tại một buổi họp báo được tổ chức tại trung tâm Loch Delamna de Rochtenstein ở Scotland, ông Gemmer đã tuyên bố rằng hồ Loch-ness có rất nhiều cá trình lui tới, đội nghiên cứu đã thu thập được rất nhiều mẫu ADN của cá trình trong nước. Do vậy, nhà di truyền học không loại trừ khả năng có những con cá trình với kích thước khổng lồ xuất hiện trong hồ.
Tuy nhiên, ông Gemmer cũng nhấn mạnh rằng các mẫu ADN không thể xác định được kích cỡ to hay nhỏ của cá trình.
Bi an quai vat ho Loch-ness: Bat ngo ket qua nghi ca trinh-Hinh-2
 Các nghiên cứu không cho thấy khả năng tồn tại của loài khủng long Plesosaur tại hồ Loch-ness
Ngoài ra, những dữ liệu mới cũng không cho thấy khả năng tồn tại của loài khủng long Plesosaur tại hồ Loch-ness."Có một con Plesosaur ở hồ Loch-ness không ư? Không có bất kỳ dấu hiệu nào về chuỗi loài bò sát trong mẫu nước của chúng ta, nên chúng tôi khá chắc rằng không có loài bò sát đáng sợ nào ở hồ Loch-ness", Gemmer nói.
Theo các báo cáo truyền thông từ trước đến này, huyền thoại về quái vật hồ Loch-ness bắt đầu từ năm Công Nguyên 565. Trải qua gần 1500 năm lịch sử, quái vật hồ Loch-ness đã bị "phát hiện" khoảng 1036 lần nhưng hầu hết đều không chính xác.
Theo ĐSPL