Bí ẩn “tam giác quỷ” thứ hai, nơi 2.000 máy bay mất tích

Google News

Một khu vực rộng lớn ở phía tây nước Mỹ đang được gọi là “tam giác quỷ” thứ hai vì được tin là nơi hàng nghìn máy bay biến mất trong 60 năm qua, tờ The Sun đưa tin.

Tam giác quỷ Nevada được gọi là một “nghĩa trang máy bay” sau khi khi hàng trăm phi công bay qua đây trong 60 năm qua đã không bao giờ trở lại.
Theo một bộ phim tài liệu năm 2010, số vụ máy bay biến mất trong khu vực này lên tới 2.000.
Bi an “tam giac quy” thu hai, noi 2.000 may bay mat tich
Khu vực được mệnh danh là tam giác quỷ Nevada. 
Tam giác quỷ Nevada trải dài từ Fresno, bang California đến Reno, bang Nevada, và phía tây bang Arizona.
Nằm bên trong tam giác là Thung lũng Chết, công viên quốc gia Yosemite và đặc biệt, căn cứ bí mật hàng đầu của Mỹ: Khu vực 51.
Tam giác quỷ Nevada rộng gần 65.000 km vuông, tương đương một nửa kích thước của Anh.
Vụ máy bay mất tích nổi tiếng nhất xảy ra cách đây 11 năm, khi một phi công biến mất cùng máy bay ở vùng đồng bằng khô cằn của Sierra Nevada.
Nhà thám hiểm, tỷ phú Steve Fossett là một phi công giàu kinh nghiệm. Vì vậy, khi máy bay của ông biến mất giữa California và Nevada vào năm 2007, những người cứu hộ đã bối rối.
Cuộc tìm kiếm được khởi động để tìm Fosset, người lái máy bay một động cơ của mình đến gặp bạn.
Trong quá trình tìm kiếm, lực lượng chức năng phát hiện 8 vụ rơi máy bay khác chưa được xác nhận. Tuy nhiên, họ không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của Fosset.
Cuối cùng, sau hơn một năm, một người leo núi phát hiện thẻ căn cước nhàu nát của tỷ phú.
Sau đó, vào ngày 1.10.2008, đội cứu hộ tìm thấy đống mảnh vỡ máy bay và hai xương được xác nhận là của Fossett.
Nhưng câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là tại sao phi công có kinh nghiệm như vậy lại lao xuống đất?
Nhiều giả thuyết được đưa ra, từ người ngoài hành tinh đến sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, câu trả lời có thể đơn giản hơn rất nhiều, theo một phi công Mỹ.
Phi công John Kelly đã bay qua bang Nevada từ năm 1974 và nghe nói về Tam giác quỷ Nevada từ một chương trình truyền hình.
Ông nói với 9news.com.au: "Có nhiều sự cố ở đây là do bầu khí quyển của vùng núi, tôi không nghĩ có một hiện tượng lạ ở đây. Chỉ là phi công bay trên núi và đánh giá sai áp lực không khí”.
Đặc biệt, khu vực này có sự xuất hiện của "sóng núi".
Khi gió từ Thái Bình Dương di chuyển nhanh và đập vào các sườn núi dốc đứng, nó tạo ra một hiệu ứng nguy hiểm. Hiệu ứng này giống như “sóng biển”, có thể tác động đến một chiếc máy bay nhỏ khiến nó gặp sự cố.
Theo Trà My/Dân Việt