Nghiên cứu của nhà khoa học Danilo Russo tới từ Đại học Napoli Federico II tại Portici, Italia và các cộng sự chỉ ra rằng dơi tai chuột lớn thường nhại lại ong bắp cày để tránh bị cú ăn thịt.
Russo khẳng định đây là trường hợp đầu tiên bắt chước kiểu Bates được ghi nhận ở động vật có vú.
Với Bates, các loài vô hại sẽ bắt chước loài nguy hiểm hơn để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi.
"Thử tưởng tượng cảnh một con dơi bị bắt nhưng lại không bị kẻ săn mồi giết hại", Russo cho biết.
Tiếng vo ve ngụy tạo có thể đánh lừa kẻ săn mồi trong vài giây đủ để dơi tai chuột lớn bay đi và thoát thân.
|
Dơi tai chuột lớn bắt chước tiếng ong bắp cày để tránh bị kẻ săn mồi ăn thịt. (Ảnh: Sky News)
|
Các nhà nghiên phát hiện ra mánh thông minh này sau khi quan sát lũ dơi trong quá trình nghiên cứu thực địa.
"Khi chúng tôi gỡ những con dơi ra khỏi lưới hoặc xử lý chúng, chúng luôn tạo tiếng kêu vo ve như ong bắp cày", ông Russo cho hay.
Sau nhiều năm, nhóm nghiên cứu ghi lại âm thanh này và phát lại nó để xem lũ cú phản ứng thế nào.
Họ nhận ra rằng những con cú khác nhau phản ứng theo những cách khác nhau, có thể là do kinh nghiệm trong quá khứ.
Nhưng hầu hết chúng đều di chuyển ra xa nguồn phát âm thanh. Trong khi đó, tiếng kêu của con mồi tiềm năng thu hút chúng tiến lại gần hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, ong bắp cày có những cú chích, nhưng vẫn chưa đủ dữ liệu để chứng minh đây là lý do lũ cú tránh tiếng vo ve.
Dù vậy có bằng chứng cho thấy lũ cú thường né những loài côn trùng độc hại. Ví dụ như khi ong bắp cày vào tổ hoặc hốc cây, các loài chim nhìn chung sẽ tránh xa khu vực này.
Tho VTC News