Tháng 5/2015, nhà tìm kiếm vàng David Hole đã phát hiện một khối đá kì lạ nặng 17kg khi đang tìm kiếm kim loại quý bằng máy dò kim loại tại Công viên ở Maryborough, Victoria của Úc. Khối đá này được tìm thấy với một lớp đất sét màu nâu vàng phủ trên bề mặt.
Đến năm 2018, vì vẫn tò mò thực sự khối đá trên là gì nên Hole đã mang đến Bảo tàng Victoria để nhận dạng.
|
Khối thiên thạch nặng 17kg vừa được công bố dù được tìm thấy từ năm 2015. |
Tại đây, hai nhà địa chất học là Bill Birch và Dermot Henry đã nghi ngờ đây là một thiên thạch. Họ đã sử dụng các phương pháp giám định để chắc chắn kết quả này.
Theo đó, đây là một thiên thạch chứa các tinh thể nhỏ, được hình thành từ sự đốt nóng các đám mây bụi trong hệ Mặt trời từ rất xa xưa. Nó có thể được hình thành trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hảo và sao Mộc.
Khối thiên thạch này được đặt tên là Maryboroughe, có bề mặt 5 cạnh bị biến dạng. Phía ngoài được bao phủ bởi một lớp oxit sắt nhưng chưa rõ nó có hợp nhất với phần bên trong hay không.
Trong đá có chứa một số kim loại như kamacite, taenite, tetrataenite, troilite…
Theo các nhà nghiên cứu, khối thiên thạch này được hình thành từ 4,6 tỷ năm trước và việc nghiên cứu nó sẽ là cách tìm hiểu không gian giá rẻ nhất, giúp cho việc giải mã về sự hình thành của hệ Mặt trời.
Mỗi thiên thạch lại ẩn chứa nhiều bí mật giá trị khác nhau, một số về sự hình thành của vũ trụ trong khi một số khác chứa các axit amin tạo tiền đề cho sự sống.
Có tuổi thọ 4,6 tỷ năm nhưng khối thiên thạch này xuất hiện tại Trái đất là khoảng dưới 1.000 năm.
Theo Anh Minh/Đất Việt