Bức ảnh người phụ nữ bị nhốt trong cũi giữa sa mạc và câu chuyện ám ảnh

Google News

Cho đến nay, người ta vẫn không thể xác định được sự thật về người phụ nữ bị giam cầm trong hộp gỗ và gần như cả thế giới nhầm lẫn về tác giả bức ảnh.

Bạn sẽ làm gì nếu đi qua một không gian mở và ở chính giữa, bạn phát hiện ra một hộp gỗ? Bên trong chiếc hộp nhốt một người phụ nữ đang cầu xin thức ăn và nước uống. Có lẽ bạn sẽ cố gắng giúp đỡ và tự hỏi tại sao cô ta lại ở đây, ai đã nhốt cô ấy vào đó. Đó chính là những cảm xúc mà nhiếp ảnh gia Stephane Passet từng trải qua khi chụp bức ảnh “Tù nhân Mông Cổ trong chiếc hộp gỗ”.
Buc anh nguoi phu nu bi nhot trong cui giua sa mac va cau chuyen am anh
 
Bức ảnh này được công bố lần đầu trên một ấn bản của tạp chí National Geographic vào năm 1922 và đề tên tác giả là Albert Kahn. Thực chất đây là một sự nhầm lần, người chụp bức ảnh này là Stephane. Ông và một số nhiếp ảnh gia khác được ông Albert Kahn ủy nhiệm đi du lịch khắp nơi trên thế giới và chụp ảnh về các truyền thống văn hóa, phong tục ở mọi nơi.
Albert Kahn là một triệu phú ngân hàng người Pháp, sống một cuộc sống rất thoải mái. Một trong những đam mê của ông là nhiếp ảnh. Vì vậy, ông đã dành thời gian và tiền bạc để vận dụng hệ thống kính ảnh màu vào nhiếp ảnh. Khi đã đạt được mục đích của mình, ông muốn thu thập tư liệu càng nhiều càng tốt. Vì vậy, ông Albert mới tập hợp các nhiếp ảnh gia để thu thập tài liệu phục vụ cho dự án Archives of the Planet (Kho lưu trữ của hành tinh).
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong bộ sưu tập của ông Albert chính là “Tù nhân Mông Cổ trong chiếc hộp gỗ”. Trong bài viết đăng kèm bức ảnh trên National Geographic nói rằng, người phụ nữ trong hộp đang bị trừng phạt vì tội ngoại tình. Bức ảnh đó cùng với hình phạt ấy hoàn toàn có thật tại Mông Cổ.
Theo đó, người phụ nữ trong bức ảnh bị kết tội ngoại tình nên phải chịu hình phạt là bị nhốt trong một cũi gỗ đặt giữa sa mạc. Có một lỗ nhỏ giúp cô thò đầu và tay ra để xin đồ ăn, nước uống của những người qua đường. Tuy nhiên như thế cũng không thể giúp người phụ nữ với tới chiếc bát đặt dưới đất, hơn nữa ở giữa một sa mạc nóng rát, ít người qua lại thì cô cũng chẳng thể xin đủ lương thực để sinh tồn trong thời gian dài.
Cuối cùng, người phụ nữ này sẽ phải chết đói và khát một cách từ từ. Hình phạt này chẳng khác gì tử hình hay chôn sống. Chiếc cũi gỗ nhốt người phụ nữ cũng chính là quan tài của cô. Điều đáng nói là người Mông Cổ chỉ áp dụng hình phạt ấy cho phụ nữ. Vì không được làm những phụ nữ này đổ máu, đàn ông đã nghĩ ra cách giam họ vào một nơi bị bít kín, không thức ăn, nước uống, khiến họ tự chết.
Đã từng có nhiều người bức xúc và thắc mắc tại sao nhiếp ảnh gia Stephane Passet lại không ra tay cứu giúp người phụ nữ tội nghiệp kia. Thế nhưng thực chất, Stephane không thể can thiệp vào hệ thống luật pháp và trật tự của địa phương, nhất là khi ông đang ở trên đất của họ. Điều duy nhất Stephane có thể làm lúc đó là cho người phụ nữ một chút thức ăn, nước uống và chụp lại bức ảnh để làm tư liệu cho cả thế giới biết.
Mặc dù hiện tại, những hình phạt kinh hoàng như trên đã bị bãi bỏ nhưng câu chuyện về nó vẫn còn gây ám ảnh mãi sau này.
Theo Bảo Linh (Dịch từ Cultura Colectiva) (Khám phá)