Câu chuyện đau lòng bắt đầu vào những năm 1960, khi cá heo Peter gặp gỡ Margaret trong một thí nghiệm do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ. Lúc đó, NASA muốn dạy cá heo hiểu và thậm chí có khả năng bắt chước giọng nói của con người, từ đó tìm ra cách con người có thể nói chuyện với người ngoài hành tinh.
Họ đã xây dựng một khu phức hợp rộng lớn ngập trong nước để Margaret và Peter sống cùng nhau trong 10 tuần. Margaret gần như dành toàn bộ thời gian để ở bên cạnh Peter.
Thế rồi sau 4 tuần, Margaret phát hiện Peter bắt đầu “tán tỉnh” mình, thậm chí còn ghen tuông khi cô nói chuyện với người khác, và không chịu gần gũi 2 con cá heo cái được thả vào hồ.
Tuy nhiên, khi cả hai đã dần thân thiết, nguồn kinh phí lại cạn kiệt khiến khu phức hợp phải đóng cửa. Peter bị chuyển đến nơi ở mới cách Margaret hàng nghìn km.
Suốt vài tuần sau đó, con cá heo tỏ ra tuyệt vọng và quyết định tự sát.
Ric O’Barry, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức bảo vệ quyền động vật The Dolphin Project, giải thích: “Cá heo không có cơ chế tự hô hấp như người. Nếu không muốn sống nữa, chúng chỉ cần thở một hơi và chìm xuống đáy biển. Không có nhịp thở tiếp theo nữa”.
Bác sĩ thú y của phòng thí nghiệm nơi Peter chuyển đến, Andy Williamson, cũng tin rằng cá heo nhất quyết tự sát vì phải xa người nó yêu.
Theo Song Long/ Saostar