Cá nóc biển có độc hơn cá nóc nuôi?

Google News

(Kiến Thức) - Các loài cá nóc nuôi ít độc hơn nhiều so với các loài cá nóc tự nhiên ở biển...
  

 

Hỏi: Có nhiều vụ ngộ độc chết người do ăn cá nóc xảy ra, cá nóc có một loại hay nhiều loại? Cơ chế gây độc của nó thế nào? - Đào Đặng Hồng Thảo (Nhơn Trạch, Đồng Nai).

PGS.TS Dương Thanh Liêm, Hội Hóa học TPHCM cho biết: Trong tuyến sinh dục, gan, ruột và da của cá nóc có chứa một lượng độc tố tetrodotoxin độc tính mạnh, đủ sức giết chết người rất nhanh. Tuy nhiên, do thịt của nhiều loại cá nóc lại thơm ngon, nên làm cho nhiều người chủ quan vì tưởng rằng thịt của nó không độc. Hơn 80 loài cá nóc có chứa độc tố tetrodotoxin.

Các loài cá nóc nuôi ít độc hơn nhiều so với các loài cá nóc tự nhiên ở biển. Vì theo nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, độc tố trong cá nóc được sản sinh từ một vài loài vi khuẩn phổ biến ở biển. Độc tố tetrodotoxin cũng có trong một số động vật biển như cá vẹt, sao biển, bạch tuộc khoen xanh và cua mắt đỏ.

Thường sau khi ăn cá nóc từ 20 phút - 3 giờ thì nạn nhân bắt đầu nhiễm độc. Hiện nay, chưa có thuốc giải độc cho người ngộ độc cá nóc vì mọi người đều mẫn cảm với độc tố tetrodotoxin. Tốt nhất nên tránh ăn thịt cá nóc và những loài động vật khác có chứa tetrodotoxin.

TIN LIÊN QUAN

TIN ĐỌC NHIỀU
PV (ghi)