|
Ảnh minh họa. |
Trước đó, các nhà khoa học tại Đại học Bang Arizona và Sở Động vật Hoang dã và Thủy sản Louisiana phát hiện ra rằng, giống như thằn lằn, những con kỳ đà non ở Mỹ có thể mọc lại đuôi dài tới hơn 22 cm. Nhóm nghiên cứu cho biết, phát hiện mới này có thể hỗ trợ nghiên cứu liệu pháp tái tạo da ở người.
Và mới đây, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra rằng cá sấu có thể mọc lại đuôi, khiến chúng trở thành loài lớn nhất trên Trái đất có thể tái sinh các chi bị đứt lìa.
Kenro Kusumi, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: "Xương mọc lại được bao quanh bởi mô liên kết và da nhưng không có cơ xương nào".
Thằn lằn từ lâu đã được biết đến là loài có thể hình thành các chi mới đã bị cắt đứt, nhưng cho đến khi nghiên cứu này vẫn chưa rõ liệu loài bò sát lớn hơn nhiều có khả năng tương tự hay không.
Để có câu trả lời, Kusumi đã bắt đầu cuộc điều tra sau khi nhận được một gói hàng trong thư có chứa một chiếc đuôi cá sấu bị biến dạng trong một lọ dưa chua với ethanol. Chiếc đuôi mà anh nhận được vào năm 2017 thực sự rất nổi bật bởi nó bị đổi màu, chẻ đôi và vảy nhỏ hơn bình thường.
Kusumi ngay sau đó đã nhận ra rằng chiếc đuôi trông giống như đã được mọc lại, anh và nhóm của mình xác nhận rằng đó là sự thực. Họ cũng phân tích đuôi mọc lại của ba con cá sấu khác để bổ sung thêm thông tin.
Kusumi nói với CNN khi biết rằng những chiếc đuôi tái sinh được hình thành khác - không có mô xương - so với ban đầu, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu cách phát triển các liệu pháp tái tạo ở người.
Theo Trang Phạm/Dân trí