Các nhà khoa học bối rối với phân tử lạ từ gió lỗ đen

Google News

(Kiến Thức) - Sự tồn tại của một số lượng lớn các phân tử trong gió được cung cấp bởi các lỗ đen siêu lớn tại trung tâm các thiên hà đã khiến các nhà thiên văn học bối rối.

Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu và khám phá liên ngành của Đại học Tây Bắc (CIERA) dự đoán, các phân tử mới sinh ra trong gió lỗ đen với các thuộc tính độc đáo cho phép chúng thích nghi và phát triển trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt.

Lý thuyết này nhận định, khi một cơn gió lỗ đen quét khí từ thiên hà chủ của nó, khí được đốt nóng đến nhiệt độ cao, phá hủy mọi phân tử hiện có, theo ông Rich Richings.

Bằng cách mô hình hóa phân tử trong mô phỏng máy tính của gió lỗ đen, chúng tôi thấy rằng phần khí quét này sau đó có thể được làm mát và tạo thành các phân tử mới.

Cac nha khoa hoc boi roi voi phan tu la tu gio lo den
 Nguồn ảnh: Phys.

Đồng thời, những cơn gió mang phân tử mới đặc thù này cũng được cho là chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của các thiên hà hình elip màu đỏ.

Và những phân tử mới trong gió lỗ đen cũng chịu trách nhiệm hỗ trợ sự hình thành của các ngôi sao mới trong thiên hà chủ.  

Và mô hình này cũng dự đoán rằng, các phân tử mới bao gồm hydro, carbon monoxide và nước có thể tự hình thành trong gió lỗ đen.

Đây là lần đầu tiên quá trình hình thành phân tử được mô phỏng chi tiết đầy đủ, và theo quan điểm của chúng tôi, đó là một lời giải thích rất thuyết phục cho thấy các phân tử có mặt khắp nơi trong gió lỗ đen siêu lớn.

Mời quý vị xem video: Bất ngờ ngôi sao kỳ lạ Mira. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Scitech)