Cách đây hàng chục triệu năm, những đại dương trên Trái Đất đã từng có nhiều loài động vật khổng lồ như bò biển lớn như cá voi xanh, cá mập Megalodon (dài tới 25m) lớn hơn một chiếc xe buýt,...
Dựa trên các hồ sơ hoá thạch, các nhà khoa học đoán rằng Megalodon bị tuyệt chủng cách đây khoảng 2,6 triệu năm, thời điểm nhiều loài bị tuyệt chủng. Thế nhưng, mới đây, xuất hiện giải thuyết mới, theo đó các nhà khoa học đã tính toán sai thời điểm cá mập Megalodon bị tuyệt chủng khoảng 1 triệu năm.
Trong một báo cáo mới được công bố trên tạp chí Peer, các nhà khoa học đã nghiên cứu lại hoá thạch của quái vật biển cả này ở California và Mexico, nơi tìm thấy nhiều hoá thạch của Megalodon.
Một số bằng chứng cho biết cách đây khoảng 3,6 triệu năm thì loài động vật này vẫn còn sống trong các đại dương. Nhưng sau đó, có những bất thường cho thấy nó bị tuyệt chủng ngay thời điểm sau đó.
Nếu Megalodon bị tuyệt chủng cách đây 3,6 triệu năm là điều gì đã gây ra cái chết cho chúng?
Các nhà khoa học trong nghiên cứu mới cho rằng những con cá mập khổng lồ bị vượt mặt bởi kẻ săn mồi nhỏ bé hơn, hiệu quả hơn đó chính là cá mập trắng.
Loài cá mập trắng xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm. Tức khoảng 400.000 năm trước khi loài Megalodon bị tuyệt chủng.
Khoảng thời gian hai loài cùng tồn tại đủ để cá mập trắng phát triển ra khắp thế giới, vượt qua kẻ săn mồi to lớn và đẩy chúng đến chỗ không thể tồn tại.
Megalodon (gọi tắt là Meg) là loài cá mập lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Chúng nặng khoảng 100 tấn và dài gần 20m.
Với bộ hàm khổng lồ có răng dài khoảng 20cm, và lực cắn khủng khiếp lên đến 10,8 đến 18,2 tấn, đủ để làm bẹp rúm một chiếc ô tô tầm trung.
Siêu cá mập Meg được giới cổ sinh vật học xếp hạng là một trong những kẻ săn mồi lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử Trái Đất.
Theo NGUYỄN QUỲNH/ ĐỜI SỐNG PHÁP LUẬT