Sau khi Liên Xô phóng tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 1976, Mỹ cũng liên tục thực hiện 6 cuộc đổ bộ khác lên hành tinh này. Tổng cộng có 12 phi hành gia của Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt trăng. Các chuyên gia tiết lộ, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, cả 12 phi hành gia này đều mắc cùng một căn bệnh lạ.
Ảnh minh họa.
Triệu chứng của căn mệnh là nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi rất nhiều trong vài tuần. Harrison Schmitt – một nhà du hành vũ trụ của NASA mô tả đây là bệnh “lunar” hay “fever” (sốt dị ứng Mặt trăng). Nhìn chung, hô hấp các phi hành gia đều sẽ có vấn đề, mất vài tuần để khỏi các triệu chứng.
Vậy nguyên nhân là gì? Nghiên cứu cho thấy ở Mặt trăng tồn tại loại đất có thể phá hủy phổi, tế bào não sau thời gian tiếp xúc dài. Loại bụi trên Mặt trăng vô cùng nguy hiểm. Nó đủ khả năng mài mòn trang phục bảo hộ, phá hủy thiết bị chân không. Thậm chí người ta còn tìm thấy silicate trong bụi Mặt trăng. Đây là chất có trong trong núi lửa, nếu hít vào sẽ khiến phổi bị tổn thương.
Trên Mặt trăng, trọng lực thấp nên các vật chất nhỏ lại tồn tại lâu hơn, sâu hơn trong phổi. Bởi thế tác động độc hại cũng càng lớn. Khác với bụi ở Trái đất, bụi Mặt trăng sắc nhọn và tiếp xúc thường xuyên với bức xạ Mặt trời. Hít loại bụi này lâu dài phi hành gia sẽ bị tổn thương DNA.
Sau một thí nghiệm cho tế bào sống của con người và chuột tiếp xúc với loại bụi tương tự ở Mặt trăng, chúng ta thu được kết quả đáng kinh ngạc. 90% tế bào não chuột và tế bào phổi của con người đã chết.
Các chuyên gia tuyên bố, không phải Mặt trăng có độc, mà chỉ đơn giản là bụi ở hành tinh này không tốt cho sức khỏe phi hành gia. Vì thế mà các nhà du hành vũ trụ khi đặt chân đến đây cần phải cẩn trọng.
Theo Sở Hữu Trí Tuệ Và Sáng Tạo