Chuồn chuồn khổng lồ và loạt 'quái thú' thời tiền sử

Google News

Bất kể nhiều loài động vật thời nay đáng yêu hay nhỏ bé đến độ nào, thì khi ở thời tiền sử chúng đều có vẻ ngoài vô cùng đáng sợ, khổng lồ.

Bất kể nhiều loài động vật thời nay đáng yêu hay nhỏ bé đến độ nào, thì ở chúng khi ở thời đại Trung sinh đều có vẻ ngoài vô cùng đáng sợ, khổng lồ. Vậy, hãy cùng điểm lại 1 số sự thật xoay quanh thế giới tiền sử nhé.

1. Côn trùng khổng lồ, chuột khổng lồ, cá khổng lồ, mọi thứ đều khổng lồ

Đó là sự thật đấy. Ở cái thời mà khủng long còn chưa xuất hiện, việc có những con côn trùng hay những con thú bé bé xinh xinh ở kích thước khổng lồ là chuyện... quá bình thường. Nổi tiếng nhất có lẽ là loài chuồn chuồn khổng lồ Meganeura - tổ tiên của loài chuồn chuồn ngày nay, tuyệt chủng từ kỷ Cacbon cách đây khoảng 300 triệu năm trước.

 

Chuon chuon khong lo va loat 'quai thu' thoi tien su

Chuồn chuồn khổng lồ Meganeura - tổ tiên của loài chuồn chuồn ngày nay.

 

Về cơ bản thì, chuồn chuồn Meganeura xứng đáng với cái danh là loài côn trùng bay khổng lồ nhất mọi thời đại mà con người từng biết. Sải cánh của nó dài tới 70 cm, được cho là tương đương với sải cánh của 1 con chim cắt cỡ nhỏ. Khi chúng bay, đôi cánh của chúng kêu vù vù khiến những loài động vật khác phải cảm thấy vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, cũng tương đối may khi loài chuồn chuồn khổng lồ này chỉ ăn côn trùng.

 

 

Chuon chuon khong lo va loat 'quai thu' thoi tien su-Hinh-2

Megapiranha đã từng xuất hiện trên phim ảnh.

 

2. Tại sao cá tiền sử lại có ngón chân?

Vì sao cá tiền sử lại có ngón chân? Tất nhiên là để đi rồi, và dù có nhiều luồng ý kiến thế nào thì chúng chiếm nhiều lòng tin của giới khoa học nhất, về việc chúng chính là tổ tiên của những động vật có vú, bò sát và động vật lưỡng cư sau này.

Cách đây 370 triệu năm vào thời kỳ cuối kỷ Devon (tầng Famenne), loài cá có xương sống Acanthostega xuất hiện. Khác với những loài cá khác, nó có 4 cái chân thay cho vây, mỗi chân có 8 ngón, và về mặt phẫu thuật thì loài này nằm giữa cá vây thùy với những động vật có đầy đủ bộ phận di chuyển trên cạn.

 

Chuon chuon khong lo va loat 'quai thu' thoi tien su-Hinh-3

Acanthostega có rất nhiều đặc điểm giống lưỡng cư thời kỳ đầu tiên.

 

Loài nổi tiếng nhất là Ichthyostega xuất hiện cách đây 365 triệu năm, có 7 ngón và được coi là loài động vật đầu tiên đi lại được trên cạn.

3. Có những loài động vật có đến cả ngàn cái chân?

Nghe có vẻ kinh khủng nhỉ? Nhưng đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Cách đây 250 triệu năm, động vật nhiều chân có đến cả nghìn cái chân. Loài lớn nhất trong số đó là Arthropleura dài tới 2 m, tuyệt chủng cách đây 280 triệu năm.

 

Chuon chuon khong lo va loat 'quai thu' thoi tien su-Hinh-4

Mô hình phục dựng của Arthropleura.

 

4. Bò sát có nguồn gốc từ lưỡng cư

Cách đây khoảng 350 triệu năm trước, có 1 số loài lưỡng cư đặt trang bị vảy trên thân để chống lại ánh nắng mặt trời, nhằm không bị khô khi lên cạn. Trứng của chúng cũng không còn là dạng trứng mềm nữa, mà còn có 1 lớp vỏ bao ngoài để không khí đi qua và giữ lại lượng nước cần thiết cho phôi ở bên trong. Đó chính là 1 số đặc điểm của loài bò sát sau này.

5. Động vật lưỡng cơ thời đầu chẳng có vẻ gì là giống ếch cả

Như đã nói ở trên, động vật lưỡng cư thời kỳ đầu chính là con cháu của những loài cá 4 chân. Vậy nên, chúng có mình dài, chân ngắn và đuôi dài - dấu tích của những chiếc vây đuôi trước kia. Tóm lại, chúng có hình dáng giống với thằn lằn, cá sấu hơn là giống ếch.

 

Chuon chuon khong lo va loat 'quai thu' thoi tien su-Hinh-5

Loài Eryops có hình dáng giống cá sấu, thằn lằn nhiều hơn là giống các loài lưỡng cư hiện đại.

 

Nổi bật nhất là loài Eryops xuất hiện cách đây vào khoảng 300 triệu năm, dài tới 2m, mõm dài, nhiều răng nhọn.

Theo Báo Tổ quốc