Ý tưởng được khởi xướng từ việc nghiên cứu một xác ướp tại Lâu đài Chiddingstone ở Kent (Anh). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra từ “Irethorru” mà mắt thường vốn không thể thấy. Đây là một cái tên phổ biến vào thời Ai Cập Cổ đại, mang nghĩa: “con mắt của Horus chống lại kẻ thù của ta”.
|
Công nghệ scan mới giúp đọc được chữ trên lớp giấy bọc ngoài xác ướp Ai Cập. Ảnh: Orhan Cam/Shutterstock |
Lớp vỏ bọc xác ướp được tận dụng từ vụn giấy papyrus – vốn dùng làm các xa xỉ phẩm, ghi danh sách mua sắm, hay biên nhận thuế, ... Trả lời BBC News, Giáo sư Adam Gibson cho biết, những mảnh vụn giấy này có niên đại tới 2.000 năm tuổi. Quan trọng hơn cả, chúng chính là kho thông tin lưu trữ tốt nhất về cuộc sống hàng ngày của của người Ai Cập cổ.
Máy scan hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng các chùm tia với những bước sóng khác nhau để quét lớp giấy bọc. Các hạt photon sẽ khiến cho lớp mực sáng lên khi tiếp xúc, tới mức làm cho máy có thể scan được. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể đọc được chữ viết dưới lớp thạch cao và hồ dán mà không phải làm hỏng xác ướp.
Theo Thế Hải/Khoa học Phát triển