Tháng 5 năm 2001, một lão nông ở Cổ Nam nhai đạo, thành phố Kỳ Giang, Trùng Khánh, Trung Quốc đang tiến hành đào 1 cái ao ở dưới núi để nuôi cá thì phát hiện một vật thể lạ giống tảng đá màu trắng hình dáng kỳ lạ. Người đàn ông này không biết đây là gì nhưng vì tò mò và trực giác mách bảo đây là vật có giá trị nên ông đã đem về nhà. Khi về nhà, con trai của ông đã xem xét kĩ và cho rằng đây không phải là đá mà có thể là hóa thạch của 1 loài quái thú nào đó.
Hôm sau, 2 cha con tiếp tục ra chiếc ao đang đào và phát hiện thêm 1 số “tảng đá” rời rạc có màu sắc và hình thù khác nhau tuy nhiên cùng loại với thứ họ phát hiện trước đó. Ngay lập tức 2 cha con đã báo chính quyền địa phương, các chuyên gia nhận định 2 tảng đá người nông dân tìm được là hóa thạch của khủng long. Tuy nhiên mãi tới 10 năm sau Cục Di tích Văn hóa Địa phương mới xin được kinh phí để khai quật hóa thạch này.
Sau khi khai quật được bộ xương gần hoàn chỉnh, các nhà khoa học đã kết luận đây là hóa thạch của 1 con khủng long Sauropod có niên đại cách đây khoảng 150 triệu năm. Sau đó bộ xương ngay lập tức được gửi đến Bảo tàng Địa chất. Nếu tính theo giá của thị trường buôn đồ cổ thì hóa thạch mà người nông dân phát hiện có giá trị lên tới hàng chục triệu NDT (hàng chục tỷ VND).
Khủng long Sauropod là một nhóm khủng long ăn cỏ, đi bằng bốn chân, có cổ và đuôi dài. Chúng là những loài động vật lớn nhất từng sống trên Trái đất, với chiều dài có thể lên tới 100 feet và trọng lượng lên tới 100 tấn.
Khủng long Sauropod đầu tiên xuất hiện vào cuối kỷ Trias, khoảng 200 triệu năm trước. Chúng nhanh chóng trở thành loài động vật chiếm ưu thế trên Trái đất, và tồn tại cho đến tận kỷ Phấn Trắng, khoảng 66 triệu năm trước.
Khủng long Sauropod có cấu tạo cơ thể đặc biệt để thích ứng với kích thước khổng lồ của chúng. Chúng có xương rất chắc chắn để chịu được trọng lượng của cơ thể. Cổ của chúng rất dài, cho phép chúng ăn lá cây ở những cành cao. Đuôi của chúng cũng rất dài, giúp chúng giữ thăng bằng khi di chuyển.
Nguyên nhân tuyệt chủng của khủng long Sauropod vẫn chưa được biết rõ. Một số giả thuyết cho rằng chúng bị tuyệt chủng do một vụ va chạm thiên thạch, hoặc do sự thay đổi khí hậu.
Theo Văn hóa và Phát triển