Đào cát ven sông, người dân phát hiện tảng đá liên quan Tần Thủy Hoàng

Google News

Dân làng ở Tây An, Tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang đào cát ven sông thì phát hiện một tảng đá có khắc chữ kỳ lạ được cho là có từ thời cổ đại.

Theo Chinatimes, vào năm 2010, khi dân làng ở Diêm Lương, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang đào cát ven sông Thạch Xuyên bất ngờ đào được một tảng đá khổng lồ, bên trên có khắc chữ. Tảng đá dài 2,11 mét, rộng 0,69 mét, dày khoảng 0,6m. Nghi ngờ đây là vật cổ có từ thời phong kiến, người dân ngay lập tức thông báo cho Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Thiểm Tây. Ngay sau đó, các chuyên gia khảo cổ học đã tới hiện trường và phát hiện triện thư văn tự được khắc trên đá là di vật từ thời nhà Tần hoặc nhà Hán.
Dao cat ven song, nguoi dan phat hien tang da lien quan Tan Thuy Hoang
 Một góc lăng mộ Tần Thủy Hoàng được khai quật. Ảnh Internet.
Sau khi đưa tảng đá về nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, tảng đá có chất liệu đá vôi xanh, khác với cát, sỏi ở khu vực sông Thạch Xuyên. Những viên đá này ban đầu được dự định sử dụng để xây dựng cung điện dưới lòng đất cho Tần Thủy Hoàng. Theo sử kí Tần Thủy Hoàng bổn kỉ", Tần Thủy Hoàng từng dùng nhân lực để khai thác đá ở khu vực Bắc Sơn sau đó tập trung tại Cam Tuyền Khẩu nay là Kim Giao Độ ở thượng nguồn sông Vị. Tại đây, binh lính dùng tàu để vận chuyển đá đến Li San, Thiểm Tây.
Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho rằng, tính từ Cam Tuyền Khẩu, đây là nơi có khoảng cách gần bến tàu nhất Tần Lăng, nơi những viên đá này được dỡ xuống, sau đó được vận chuyển đến công trường xây dựng lăng mộ.
Dòng chữ trên tảng đá viết: "Nạp hữu trung bộ công hoan. Thạch đường câu thi mộc". Theo các chuyên gia, 'hữu trung bộ' ám chỉ vị trí của các tác phẩm chạm khắc bằng đá trong cung điện dưới lòng đất. 'Công hoan' ám chỉ tên của một nghệ nhân. Dãy chữ còn lại miêu tả kích thước của tảng đá.
Dao cat ven song, nguoi dan phat hien tang da lien quan Tan Thuy Hoang-Hinh-2
Tảng đá được trưng bày tại một góc sân của Bảo tàng Khảo cổ Thiểm Tây. Ảnh Internet. 
Được biết, vào thời nhà Tần, tên của những người thợ thủ công và những người phụ trách phải được khắc lại để kiểm tra chất lượng sau này của tảng đá. Được biết, đây là cách làm nhằm kiểm tra sự chân thành của những người thợ lành nghề và cả quan lại quản lý. Nếu làm không đúng quy tắc thì sẽ bị trừng phạt. Điều này cho thấy Tần Lăng có một hệ thống quản lý và quy hoạch hoàn chỉnh trong thời kỳ công trình đang thi công.
Sau này, tảng đá quý báu này được trưng bày tại một góc sân của Bảo tàng Khảo cổ Thiểm Tây. Bên ngoài là một tấm kính bảo vệ tác phẩm chạm khắc tinh tế của thời nhà Tần. Dựa vào dòng chữ trên tảng đá, các chuyên gia xác nhận tảng đá ban đầu được lên kế hoạch sử dụng cho việc xây dựng lăng tẩm của Tần Thủy Hoàng ở dưới lòng đất. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, chúng đã bị bỏ lại ở sông Thạch Xuyên trong quá trình vận chuyển và còn tồn tại tới ngày nay.

Theo Văn hóa & Phát triển