Đây là những gì đang diễn ra trên lưỡi của chúng ta

Google News

Các loài vi khuẩn bài tiết chất nhờn, tạo nên màng sinh học phát triển mạnh mẽ và dày đặc trên lưỡi chúng ta.

Dọc theo tế bào biểu mô chạy qua lưỡi là những nhóm vi khuẩn đa dạng, giống như các thành phố được tổ chức thành khu vực với nhiều cộng đồng và mục đích.

Điển hình như loài liên cầu khuẩn Streptococci hình cầu có màu xanh lá cây, thường lang thang quanh các vùng “ngoại ô” của khoang miệng, nơi chúng tiếp xúc với niềm yêu thích lớn nhất của mình: Không khí. Trong khi đó, loài Actinomyces đỏ hình que lại tránh khu vực này và có xu hướng tiến gần lại trung tâm tế bào biểu mô.

Những loài khác, chẳng hạn như Rothia - chủng vi khuẩn có màu lục lam - thường thích sống ở những nơi tránh xa cả hai khu vực kể trên.

Day la nhung gi dang dien ra tren luoi cua chung ta

Các loài vi khuẩn bài tiết chất nhờn, tạo nên màng sinh học phát triển mạnh mẽ và dày đặc trên lưỡi chúng ta. Ảnh: Sciencealert.

“Điều thú vị nhất là khi quan sát chúng tổ chức nên cộng đồng của mình. Thông qua đó, ta có thể biết được rất nhiều về cách vi khuẩn hoạt động với nhau”, nhà vi sinh vật học tại phòng Thí nghiệm Vi sinh vật biển Woods Hole Jessica Mark Welch cho biết.

Cũng theo Mark Welch, vòng ngoài của loài Streptococci màu xanh lá cây tạo ra một vùng có mật độ oxy thấp, bên trong là khu vực của những loài thích điều kiện yếm khí khác.

Các loài vi khuẩn còn bài tiết chất nhờn, tạo nên màng sinh học phát triển mạnh mẽ và dày đặc trên lưỡi chúng ta.

Những gì có thể thấy ở đây chỉ mới là phần nhỏ của hơn 700 loài vi khuẩn khác nhau đang cư trú trong khoang miệng. Cấu trúc của cộng đồng vi khuẩn trên lưỡi rất khác biệt so với những khu vực khác trong miệng, chẳng hạn như ở răng.

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù lưỡi mỗi người có những loài vi khuẩn đặc biệt khác nhau, cấu trúc tổ chức tổng thể vẫn duy trì sự nhất quán.

Day la nhung gi dang dien ra tren luoi cua chung ta-Hinh-2

Phân bố các nhóm vi khuẩn trên lưỡi người. Ảnh: Sciencealert.

Nhà sinh vật học tế bào tại ĐH Harvard Gary Borisy cho biết vi khuẩn trên lưỡi hoạt động giống như một cơ quan trong cơ thể. Chúng có khả năng biến nitrat - thường được tìm thấy trong các thực phẩm có màu xanh lá - thành nitrie, một thành phần quan trọng trong quá trình tạo ra oxit nitric. Cơ thể chúng ta sử dụng hợp chất này nhằm làm giãn mạch máu để kiểm soát huyết áp.

Borisy và các đồng nghiệp của ông đã chụp lại những hình ảnh này trên mẫu cạo lưỡi của 21 tình nguyện viên, bằng cách sử dụng kỹ thuật hình ảnh huỳnh quang mà họ đã phát triển, gọi là CLASI - FISH. Thông qua đó, họ đã xác định được 17 chi vi khuẩn phổ biến ở hơn 80% số vi khuẩn.

Bằng cách quan sát chúng tự tổ chức, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu thêm về tương tác của chúng, cách hoạt động lẫn ảnh hưởng cả xấu, tốt lên cơ thể chúng ta.

Theo Zing