Đây là thứ NASA sẽ dùng để săn tìm người ngoài hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Kính thiên văn mới của NASA hứa hẹn sẽ mở ra một cuộc cách mạng hoàn hảo cho ngành khoa học vũ trụ toàn cầu, mở ra kỷ nguyên mới săn tìm cuộc sống của người ngoài hành tinh.

Vào năm 2018, chúng ta sẽ khám phá ra hành tinh ngoại lai đầu tiên qua các chỉ số khí quyển trong không gian nhờ việc phóng ra kính thiên văn vệ tinh viễn thám xuyên Đại Tây Dương (Tess), mở ra kỷ nguyên mới săn tìm cuộc sống của người ngoài hành tinh.
Kính thiên văn này sẽ bắt đầu một cuộc khảo sát kéo dài trong 2 năm với hơn 200.000 đối tượng hành tinh, ngôi sao sáng nhất của Hệ Mặt trời.
Nguồn ảnh: Phys. 
Kính Tess sẽ tìm kiếm, theo dõi mức giảm độ sáng của ngôi sao do quá cảnh của một hoặc nhiều hành tinh đi qua trên bề mặt.
Sau đó, kính sẽ theo dõi ánh sáng phản chiếu bởi bầu khí quyển từ các hành tinh ngoại lai; lực hấp dẫn mà hành tinh này tác động lên các ngôi sao bí ẩn, sự uốn cong ánh sáng theo thuyết vật lý của Einstein để tìm ra các ngôi sao mới.
Không những thế, bằng cách sử dụng quang phổ, kính này sẽ phân tích thành phần hóa học của khí quyển, rồi tìm kiếm sự hiện diện của oxy dưới dạng ozone.
Xem thêm video: Hacker xâm nhập NASA khẳng định: Mỹ có tàu chiến không gian- Nguồn video: News TV.
Nếu quang phổ phát hiện ra sự có mặt của oxy, carbon dioxide và nước thì hành tinh này nằm trong vùng được xác định sẽ gọi là vùng sinh sống - có nghĩa là các điều kiện trên bề mặt của nó không quá nóng hoặc quá lạnh.
Cho đến nay, NASA đã tìm thấy trên 550 hành tinh ngoại lai và Kính thiên văn Tess của Nasa sắp sửa sẽ giúp làm tăng số lượng đó.
Huỳnh Dũng (theo Phys)