Đền thờ chim ưng chứa thông điệp bí ẩn tại Ai Cập

Google News

Các nhà khoa học phát hiện đền thờ chim ưng tại một thành phố cảng ở Ai Cập khiến họ đau đầu tìm lời giải.

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra một "đền thờ chim ưng" 1.700 năm tuổi, có chứa tượng của 15 con chim ưng không đầu cũng như một bia đá mô tả hai vị thần vô danh.
Đền thờ và những bức tượng tìm thấy ở Berenike, một cảng của Ai Cập cổ đại trên Biển Đỏ. Các nhà nghiên cứu cho biết còn có một cây lao sắt dài khoảng 34 cm gần bệ lớn đặt những bức tượng.
Den tho chim ung chua thong diep bi an tai Ai Cap
 
Những tượng chim ưng phần lớn là không có đầu, những vị thần không rõ nguồn gốc và thông điệp khó hiểu trong ngôi đền khiến các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lời giải.
Nhà nghiên cứu tại Đại học Boston, David Frankfurter cho biết: "Việc chặt đầu những con chim ưng dường như là một tục lệ địa phương trong lễ cúng dâng lên thần của ngôi đền. Người xưa hiến tế động vật sống thông qua một số hình thức như giết lấy đầu hoặc lấy máu để thể hiện sự cam kết".
Trong một căn phòng của ngôi đền, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tấm bia có dòng chữ mang ý nghĩa là không được luộc đầu chim ở đây.
Tấm bia mô tả ba vị thần là Harpokrater, một "vị thần trẻ em" và hai vị thần bí ẩn không rõ tên. Một người có đầu chim ưng và người kia là nữ thần đội vương miện làm từ sừng bò và đĩa mặt trời.
Theo các nhà nghiên cứu, 15 con chim ưng không đầu là vật cúng dường cho các vị thần, đặc biệt là vị thần có đầu chim ưng. Bên cạnh đó cây lao đặt ngay cạnh là một món quà đi kèm.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Dựa theo quy định trên tấm bia, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng những con vật hiến tế sẽ phải bỏ đầu và luộc chín trước khi dâng lên thần linh, điều này có lẽ để thuận tiện cho việc nhổ lông".
Ngôi đền cũng chứa di tích của cá, động vật có vú và vỏ trứng chim. Một số là đồ cúng trong nghi thức lễ diễn ra tại đền thờ.
David Frankfurter cho biết: "Đền thờ chim ưng Berenike hoạt động như một trung tâm nghi lễ vào cuối thế kỷ thứ tư và thời gian sau đó. Điều này cho thấy rằng tôn giáo truyền thống của Ai Cập không biến mất mà vẫn tồn tại và thay đổi ở nhiều vùng của Ai Cập mà người dân địa phương nỗ lực duy trì".
Phát hiện này là một phần nhỏ nhưng rất quan trọng trong việc giải mã những tín ngưỡng và nghi lễ phức tạp phát triển mạnh mẽ tại thành phố cảng này.
Theo Hoàng Dung/Infonet