Đèn xi-nhan màu da cam: Đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Google News

Chẳng phải tự nhiên mà đèn xi-nhan luôn được mặc định là màu da cam, không chỉ đảm bảo an toàn cho lái xe khi lưu thông, nó còn rất nhiều "ẩn ý" khác

Giới trẻ hiện nay không thích "một màu", từ thời trang đến trang sức, ở lĩnh vực nào đều muốn khác biệt, xe cộ cũng chẳng phải ngoại lệ. Đặc biệt, có rất nhiều bạn trẻ đã thay đổi màu sắc đèn xi-nhan để chiếc xe của mình "trông chất chơi" hơn. Thực tế là thế, nhưng không phải tự nhiên đèn xi-nhan của tất cả các loại xe đều mang màu da cam.
Màu sắc "nhạy cảm" với não bộ, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông
Đèn xi-nhan được nhen nhóm ý tưởng từ những năm 1938, lúc đó bản thân nó mang sắc trắng ở phía trước và màu đỏ phía sau. Vào năm 1963, tại Mỹ nổ ra quy định mới về đèn xin đường dành cho tất cả các loại xe lưu thông trên đường. Theo quy định mới đó, thì các loại ô tô nhất định phải sử dụng màu cam cho hệ thống đèn xin đường. Vào năm 2013, màu sắc này cũng được sử dụng rộng rãi mang tính bắt buộc trên thế giới.
Trên thực tế, màu sắc của đèn xin đường không phải là cam như thường thấy, mà là màu hổ phách. Để thay thế cho sắc trắng hoặc đỏ trước đó, màu hổ phách đã được "mổ xẻ" trong nghiên cứu của Cục An toàn Giao thông quốc gia Mỹ. Cuối cùng, theo các chuyên viên kỹ thuật thì các bước sóng mà màu hổ phách mang lại nhạy cảm hơn đối với não người. Điều này giúp người tham gia giao thông nhanh chóng phát hiện xe nào đang có nhu cầu xin đường hoặc chuyển làn, đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Den xi-nhan mau da cam: Dam bao an toan cho nguoi tham gia giao thong
Những chiếc đèn xe cải tiến thủ công theo yêu cầu của người sử dụng khi chạm phải những quy định trên đều bị xử phạt hành chính.
Thay đổi màu đèn xe có thể tăng tai nạn và bị phạt hành chính tới 2 triệu đồng
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ mua xe mới nhưng lại "lên đời" nó bằng rất nhiều thủ thuật khác nhau từ ngoại hình, kết cấu đến động cơ. Một số đèn xin đường được thay đổi từ màu cam (hổ phách) sang xanh, tím, đỏ,... theo sở thích của chủ nhân xe. Hành động này tuy mang tính thẩm mỹ nhưng đôi khi lại gặp những rủi ro không ngờ.
Theo quy định của Bộ giao thông vận tại Việt Nam thì đèn xin đường được quy định là màu hổ phách hoặc đỏ, có tần số nháy chớp khoảng 60-120 lần/phút, bề mặt chiếu sáng phải đảm bảo lớn hơn 7cm vuông. Những yêu cầu tưởng chừng vô nghĩa này lại đảm bảo nhận diện cho các xe lưu thông cùng trên đường nhanh chóng phát hiện khi rẽ.
Như vậy, những chiếc đèn xe cải tiến thủ công theo yêu cầu của người sử dụng khi chạm phải những quy định trên đều bị xử phạt hành chính. Theo điều 30 thuộc khoản 4, điểm C nghị định 46/2016/NĐ-CP, mỗi cá nhân vi phạm đều bị xử phạt từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng. Ở mỗi loại xe có phân khối khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau.
Màu sắc hổ phách được đưa vào sử dụng làm đèn xin đường hóa ra lại mang rất nhiều ý nghĩa. Để tránh các trường hợp đáng tiếc khi tham gia giao thông, bản thân người sử dụng phương tiện di chuyển phải biết cách tự bảo vệ chính bản thân mình từ những điều nhỏ nhất.
Theo Yên Lam / TTVH