"Đã lái xe thì không uống rượu, uống rượu rồi không được lái xe", đây là quy tắc rất quan trọng, mọi người khi tham gia giao thông đều phải nghiêm túc chấp hành. Nếu không chấp hành nghiêm túc, không chỉ có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn rất dễ bị cảnh sát bắt, phạt cực nặng.
Thế nhưng, chuyện gì cũng có ngoại lệ, một người đàn ông ở Mỹ, luôn cảm thấy vô cùng khổ sở, oan khuất, vì không uống rượu lái xe, nhưng lần nào bị bắt lại, cũng bị phạt vì không thể giải thích nổi tại sao nồng độ cồn trong cơ thể lại cao vượt mức quy định.
Theo thông tin đăng tải, trường hợp "dị nhân" đặc biệt này đã được công bố trên tạp chí BMJ Open Gastroenterology số mới đây. Người đàn ông không công bố danh tính, 46 tuổi, bắt đầu có những thay đổi đáng kể trong cơ thể sau khi uống thuốc kháng sinh vào năm 2011.
Sau thời gian dùng thuốc, người này thường xuyên xuất hiện hiện tượng choáng váng, mất ký ức ngắn hạn, giống như say rượu.
Bạn bè, người thân của người đàn ông kỳ lạ đều cho rằng anh là một gã nghiện rượu.
Mời quý vị xem video: Dị nhân không cắt tóc, dài ra cả mấy mét
Cho đến một lần, người đàn ông bị cảnh sát giao thông bắt, kiểm tra nồng độ cồn trong cơ thể lên đến 0,2%, tương đương với khoảng 10 ly rượu. Thế nhưng, người đàn ông một mực khẳng định, anh không hề chạm vào giọt rượu nào.
Kỳ quặc là, kết quả kiểm tra được đo đi đo lại vẫn thế, cảnh sát không thể tin tưởng vào lời nói của người đàn ông.
Qua lần này, người đàn ông đến bệnh viện ở Ohio để trị liệu. Các bác sĩ kiểm tra toàn diện và phát hiện, cơ thể người đàn ông có biến hóa rất kỳ lạ. Để chứng minh suy đoán, các bác sĩ cho người đàn ông ăn những thực phẩm giàu carbohydrate. Kết quả, sau hơn 8 tiếng đồng hồ, nồng độ cồn trong máu của người đàn ông tăng cao.
Cuối cùng, các bác sĩ kết luận, người đàn ông mắc chứng Auto-brewery syndrome, chứng bệnh khiến cơ thể bệnh nhân tự động chuyển hóa carbohydrate thành rượu. Nói cách khác, người đàn ông này có khả năng tự chưng cất rượu trong cơ thể.
Sau khi biết bệnh trạng của mình, người đàn ông được các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Richmond giúp đỡ, cho uống men vi sinh, thuốc chống nấm và sử dụng chế độ ăn ít carbohydrate. Cuối cùng, chứng Auto-brewery syndrome đã thuyên giảm và dần biến mất.
Kiều Dụ (Theo CNT)