Một tinh vân hành tinh - phần còn lại của một ngôi sao khổng lồ đã mất đi các lớp bên ngoài, phát sáng trong hình ảnh mới tuyệt đẹp này do Đài thiên văn Nam Châu Âu chụp lại và công bố.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Tinh vân khổng lồ này là sản phẩm phụ của những cái chết bùng nổ từ những ngôi sao khổng lồ đỏ, chúng ném khí ra ngoài vũ trụ và sau đó bắn phá bằng bức xạ khiến nó phát sáng.
Khi các cấu trúc già đi, khí ion hóa của chúng di chuyển ra ngoài và phát sáng dữ dội.
Tinh vân đặc biệt này có tên khoa học là PN A66 36 hoặc ESO 577-24, lần đầu tiên được xác định vào những năm 1950, và các nhà khoa học đã để mắt đến nó kể từ đó.
Cách Trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, nhưng các kính viễn vọng mạnh như Kính thiên văn Very Largen ở Chile vẫn có thể phát hiện ra nó được.
Hình ảnh tinh vân này được chụp từ một dự án Cosmic Gems của Đài thiên văn Nam Châu Âu.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)