Điện thoại hết hạn sử dụng mà vẫn dùng nguy hiểm thế nào?

Google News

Hầu hết điện thoại đều có hạn sử dụng, nếu bạn dùng điện thoại quá hạn sử dụng hãy thật sự cẩn trọng.

Có phải điện thoại chưa hỏng thì cứ dùng?

Nhiều người rất tự hào khoe mình sử dụng điện thoại bền, đã dùng lâu. Có người dùng 5 năm, 7 năm, 10 năm. Thiết bị điện thoại dùng lâu như vậy có ảnh hưởng gì không, có mất an toàn hay gây ra rắc rối gì cho người dùng không? Phải chăng điện thoại còn bền thì cứ thế dùng?

Các chuyên gia bảo mật kỹ thuật số nói rằng điện thoại Android có thể sử dụng an toàn trong 4 năm trở lên kể từ khi mua mới. Một chiếc iPhone thì có thể sử dụng an toàn trong 7, 8 năm hoặc có thể lâu hơn.

Thời gian sử dụng của điện thoại dựa trên chính sách cập nhật bảo mật mà nhà sản xuất đưa ra. Iphone thường sẽ hỗ trợ phần mềm cho các phiên bản điện thoại 5 năm trở lên và bây giờ họ đang cố gắng tiếp tục phiên bản bảo mật sửa lỗi cho điện thoại cũ. Trong khi đó Android thì vào khoảng 3 năm.

Dien thoai het han su dung ma van dung nguy hiem the nao?

Điện thoại hết hạn sử dụng dễ bị virus xâm nhập tấn công.

Điện thoại hết hạn sử dụng gây nguy hiểm gì?

Khi phát hiện điện thoại gặp sự cố như xả pin nhanh hơn, dùng lâu bị nóng thì điện thoại đã hết hạn sử dụng.

Nguy hiểm hơn điện thoại hết hạn, tức là không cập nhật được bản cập nhật bảo mật phần mềm thường xuyên từ nhà sản xuất thì có nguy cơ rủi to từ tin tặc, bị tấn công, bị virus xâm nhập.

Khi nhà sản xuất ngừng cập nhật phần mềm bảo mật tức là điện thoại của bạn hết hạn sử dụng ngay cả khi bạn giữ nó còn rất tốt. Lúc này thì tin tặc dễ dàng tấn công vào điện thoại của bạn.

Tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất hầu như không muốn nói rõ về điều này với người sử dụng. Nhiều chuyên gia trong ngành cho biết các hãng lớn không còn mặn mà cập nhật tính năng bảo mật cho những đời điện thoại cũ thì nên để người khác đảm nhiệm, thực tế có nhiều chuyên gia có trình độ hoặc những người có sở thích sẵn lòng cập nhật phần mềm và bảo mật cho những chiếc điện thoại đời cũ. Cách này tương tự như việc dùng ô tô khi hãng và đại lý hết hạn bảo hành thì có thể mang ô tô ra cửa hàng sửa chữa khác.

Đây cũng chính là cách thức bảo dưỡng mà chúng ta thấy trên ô tô. Khi xe của bạn hết hạn bảo hành, có thể đại lý không còn chịu trách nhiệm sửa chữa nữa. Nhưng bạn có thể mang nó đến một cửa hàng sửa chữa độc lập bất cứ lúc nào tùy thích.

Dien thoai het han su dung ma van dung nguy hiem the nao?-Hinh-2

Cách kéo dài hạn sử dụng và kiểm tra hạn sử dụng điện thoại

Hạn sử dụng của một chiếc điện thoại tương đương với việc nhà sản xuất ra phiên bản cập nhật bảo mật cho điện thoại đó. Apple vẫn đang cập nhật tính năng bảo mật của phần mềm cho những chiếc iPhone đã có tuổi đời lên tới 8 năm. Giả sử bạn có một chiếc iPhone X đã 6 năm tuổi. Bạn không thể cập nhật lên hệ điều hành iPhone mới nhất là iOS 17. Nhưng Apple vẫn tiếp tục thực hiện các bản sửa lỗi bảo mật và phần mềm quan trọng khác cho iOS 16, thậm chí là iOS 15.

Còn nếu bạn dùng điện thoại Android, việc xác định xem điện thoại cũ có đủ an toàn để tiếp tục sử dụng hay không sẽ phức tạp hơn một chút. Ví dụ hãng Samsung cho hay họ sẽ tiếp tục sửa các lỗi bảo mật trong tối đa 5 năm cho các điện thoại thông minh của hãng. Bạn nên vào web của hãng sản xuất để xem cập nhật bảo mật mói. Nếu bạn thấy model điện thoại của mình nằm trong danh sách cập nhật bảo mật hai lần một năm, đó là dấu hiệu cho thấy Samsung đang không còn quan tâm đến thiết bị và nó đang trên đà trở nên kém an toàn hơn.

Để check xem điện thoại của bạn còn bảo mật an toàn không thì bạn nên vào tran web của hãng để xem hãng còn đang sửa các lỗi bảo mật cho một sản phẩm cụ thể hay không.

Để tăng hạn sử dụng điện thoại của bạn thì tốt nhất bạn nên cập nhật các phiên bản mới nhất do nhà sản xuất đưa ra.

Nhiều người không có thói quen cập nhật này vì cho rằng không cần dùng tới, hoặc đôi khi cho rằng cập nhật này chủ yếu nâng cấp tính năng sử dụng. Nhưng thực chất việc cập nhật này chính là nâng hạn sử dụng, tăng bảo mật cho điện thoại. Điện thoại không còn cập nhật bảo mật chính là hết hạn chứ không hẳn là khi nó hỏng pin, khi nó nhiều tuổi thì mới là hết hạn nhé.

Khi điện thoại của bạn không còn cập nhật được phần mềm bảo mật mà vẫn dùng thì cần nâng cao việc mã hóa mật khẩu, thường xuyên làm mới mật khẩu của bạn để an toàn hơn.

Giữa thời đại này khi tin tặc và lừa đảo công nghệ cao ngày càng nhiều thì bạn càng cần chú ý tới việc cập nhật các phiên bản bảo mật mới mà nhà sản xuất đưa ra. Đó chính là cách giúp bạn an toàn hơn về thông tin, hạn chế bị tấn công và bị lừa đảo, lấy cắp thông tin.

Theo Thùy Dương/ Thương Hiệu và Pháp Luật