Trên đây là bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử khi Buzz Aldrin cắm lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng trong chương trình Apollo 11 vào ngày 20/7/1969 và tự hào tuyên bố rằng "nước Mỹ đang ở đây", theo tờ Business Insider.
|
Phi hành gia Buzz Aldrin cắm lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng trong chương trình Apollo 11 vào ngày 20/7/1969. |
Tuy nhiên, tất cả sáu lá cờ mà họ cắm trên đó từ năm 1969 đến năm 1972 đều không còn trong trạng thái nguyên vẹn.
Những hình ảnh do Cơ quan Khảo sát Mặt Trăng của NASA ghi được vào năm 2012 cho thấy ít nhất 5 trong số 6 lá cờ vẫn đứng vững.
Các nhà khoa học cho rằng ánh sáng mặt trời trong hàng thập kỷ đã làm mất màu sắc các biểu tượng trên lá cờ và dần chuyển dần sang màu trắng.
Trên bề mặt Trái Đất, những lá cờ bị mờ dần dưới ánh mặt trời. Đó là bởi vì tia cực tím không bị hấp thụ hoàn toàn bởi bầu khí quyển và nó phá vỡ các sợi dệt cũng như màu sắc.
Mặt Trăng không có bầu khí quyển để hấp thụ ánh sáng mặt trời và cũng không có bóng râm để che chắn. Điều này có nghĩa là những lá cờ trên đó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và bức xạ khủng khiếp trong thời gian dài.
Paul Spudis, nhà khoa học nghiên cứu Mặt Trăng, viết trên tạp chí Smithsonian Air & Space giải thích:
"Trong suốt chặng đường của chương trình Apollo, các phi hành gia đã cắm sáu lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng. Trong 40 năm, những lá cờ này đã phải chịu sự khắc nghiệt của môi trường trên Mặt Trăng. Liên tục 14 ngày nắng nóng với nhiệt độ 100°C rồi 14 ngày trong đêm tối lạnh giá với nhiệt độ -150 độ C tối (Một ngày trên Mặt Trăng kéo dài khoảng 28 ngày Trái Đất).
Sự phá hủy còn được gây ra bởi bức xạ tia cực tím cường độ mạnh (UV) từ ánh sáng mặt trời trực tiếp. Ngay cả trên trái đất, màu sắc của một lá cờ trong ánh sáng mặt trời nhiều năm cũng sẽ dần dần biến mất.
Vì vậy, những biểu tượng huy hoàng về thành tựu khoa học trên Mặt Trăng của người Mỹ đã được tẩy bởi bức xạ tia cực tím của ánh sáng mặt trời trực tiếp. Thậm chí, một số trong đó đã bắt đầu phân hủy và tan rã".
Theo tờ Business Insider, mỗi lá cờ đều được dệt bằng sợi tơ nhân tạo do công ty Annin Flagmakers sản xuất với chi phí lúc đó khoảng 5,50 USD (tương đương 32 USD hiện nay).
Theo Hoàng Dung/Infonet