Theo dự đoán của các chuyên gia, gần như toàn bộ người dân trên thế giới sẽ bị nhiễm COVID-19 hoặc được tiêm vắc xin cho đến khi đại dịch chấm dứt; có người có thể mắc COVID-19 nhiều hơn một lần; cuộc đua giữa những làn sóng lây nhiễm và chiến dịch tiêm chủng sẽ còn kéo dài.
Michael Osterholm, Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và chính sách tại Đại học Minnesota (Mỹ), cố vấn của Tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ với Bloomberg rằng: "Những đợt lây nhiễm cứ tiếp tục xảy ra trên khắp thế giới. Nó sẽ giảm xuống, có thể là giảm đột ngột nhưng rồi cũng rất dễ có thêm đợt bùng phát nữa vào mùa thu và mùa đông năm nay".
Ông Osterholm ví COVID-19 như một đám cháy rừng và nó sẽ không dừng lại ch đến khi lan tới những cái cây cuối cùng. Theo ông, những tháng sắp tới sẽ còn khó khăn khơn với những đợt bùng phất mới khí các nên kinh tế mở cửa trở lại với nguy cơ đến từ những nhóm người chưa được tiêm chủng, biến thể mới có thể kháng vắc xin và từ những người đã được tiêm nhưng vẫn bị nhiễm bệnh.
Nhà dịch tễ học Lone Simonsen tại Đại học Roskilde (Đan Mạch) đã tiến hành phân tích 5 đại dịch cúm trong 130 năm qua và đưa ra dự báo về diễn biến của COVID-19. Bà cho biết, các đại dịch cúm trước thường có khoảng 2-4 làn sóng lây nhiễm và kéo dài khoảng 2-3 năm, thậm chí có đại dịch đã kéo dài 5 năm.
COVID-19 đang ở năm thứ 2 và giữa làn sóng thứ 3. Tuy nhiên, đại dịch này được cho sẽ không giống như những đại dịch trước đây vài SARS-CoV-2 là virus mới, có khả năng lây truyền mạnh hơn và đã gây thiệt hại nhiều hơn bất cứu đại dịch nào kể từ dịch cúm Tây Ban Nha 1918.
Một số ý kiến cho rằng, biến thể mới có thể xuất hiện do virus vẫn đang lây lan ngoài tầm kiểm soát tại nhiều nơi, đặc biệt là nguy cơ xuất hiện các biến thể có khả năng kháng vắc xin. Ngoài ra, cũng có ý kiến lo ngoại về một loại vắc xin cúm mới sẽ nổi lên trong lúc thế giới đang đối phó với COVID-19.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với quan điểm đại dịch sẽ không dừng lại cho đến khi dân 90-95% dân số toàn cầu đạt miễn dịch nhờ tiêm vắc xin và đã khỏi bệnh.
Phó giáo sư lịch sử y học Erica Charters tại Đại học Oxford (Anh) cho rằng, do nguồn cung vắc xin trên toàn cầu là không đồng đều nên thời gian đại dịch kết thúc ở mỗi nơi là khác nhau. Điều này cũng đã xảy ra ở các đại dịch trước đây. Tùy theo tình hình cụ thể, các quốc gia sẽ đưa ra mức đổ mở cửa phù hợp để chung sống với dịch bệnh.
Đại dịch kết thúc sẽ để lại những tác động to lớn, kéo dài đến nhiều năm. Trước khi tới lúc đó, thế giới vẫn còn phải đối mặt với nhiều tháng khó khăn sắp tới khi các đợt bùng phát mới xuất hiện, trường hợp phải đóng cửa, bệnh viện quá tải...
Theo Thanh Huyền/Khoevadep